Thực tiễn bảo hộ sáng chế theo Hiệp ƣớc hợp tác sáng

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế theo hiệp ước hợp tác sáng chế (Trang 74)

Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế của chúng ta mới thực sự hội nhập quốc tế trong vòng 15 năm trở lại đây.Với việc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề về sở hữu trí tuệ ngày càng được các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước quan tâm. Các doanh nghiệp nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam, đều ý thức và mong muốn việc bảo hộ quyền sở hữu đối với những tài sản vô hình của họ được thực hiện thật tốt. Còn các doanh

nghiệp trong nước, trên đà hội nhập kinh tế, cũng đã ý thức được việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp của mình.

Việc Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ là một trong những thuận lợi cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm kiếm sự bảo hộ của Nhà nước đối với những tài sản trí tuệ của họ. Riêng đối với Hiệp ước hợp tác sáng chế, Việt Nam đã trở thành thành viên từ năm 1993, nghĩa là từ thời điểm khá sớm so với lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Việt Nam đã thực sự có những nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung vào bảo hộ sáng chế nói riêng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung vẫn luôn đòi hỏi sự đồng bộ và củng cố về mặt luật pháp cũng như các biện pháp thực thi pháp luật. Việc bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế cũng không ngoại lệ.

Đối với việc khai thác và sử dụng cơ chế nộp đơn theo Hiệp ước hợp tác sáng chế cho các chủ thể Việt Nam, có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 10 năm trở lại, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập khá sâu với nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường thế giới, thì vấn đề này mới đươc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Người nộp đơn Việt Nam cũng đã có những bước tiến đầu tiên trong việc nộp đơn quốc tế, với mong muốn sáng chế được bảo hộ tại các nhiều quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp Việt Nam, trong quá trình tìm kiếm đối tác và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, đã nộp đơn quốc tế như Công ty trách nhiệm hữu hạn gốm sứ Kim Trúc, Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kỹ thuật CSC... Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân. Trong quá trình tìm hiểu thủ tục và tiến hành nộp đơn sáng chế, các doanh nghiệp này đã được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục để nộp đơn và nộp yêu cầu tra cứu quốc tế theo đúng những quy định

số lượng đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là rất ít. Theo thống kê của văn phòng quốc tế, số đơn sáng chế nộp của người Việt Nam nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ khiêm tốn như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số

lượng

1 0 2 7 2 0 9 3 4 4

Nếu so sánh với số lượng đơn quốc tế về sáng chế của nhiều quốc gia khác, thì đây thực sự là một con số quá nhỏ bé.

Những số liệu trên có thể chỉ ra rằng các chủ thể Việt Nam vẫn còn chưa thực sự quan tâm và chưa có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nước khác trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta lại được các chủ thể nước ngoài rất chú trọng khai thác. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét một số những thống kê của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam như sau:

Số lượng đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế tại Việt Nam từ 1981 đến 2008 [53]

Năm Đơn yêu cầu bảo hộ cấp bằng độc quyền sáng chế

Việt Nam Nước ngoài Tổng

1981 – 1988 453 7 460 1989 53 18 71 1990 62 17 79 1991 39 25 64 1992 34 49 83 1993 33 194 227 1994 22 270 292 1995 23 659 682 1996 37 971 1008 1997 30 1234 1264 1998 25 1080 1105 1999 35 1107 1142 2000 34 1205 1239 2001 52 1234 1286 2002 69 1142 1211 2003 78 1072 1150 2004 103 1328 1431 2005 180 1767 1947 2006 196 1970 2166 2007 219 2641 2960 2008 205 2994 3199

Số lượng đơn yêu cầu cấp bằng giải pháp hữu ích tại Việt Nam từ 1981 đến 2008[54]

Năm Đơn yêu cầu bảo hộ cấp bằng độc quyền sáng chế

Việt Nam Nước ngoài Tổng

1989 25 - 25 1990 39 25 64 1991 52 01 53 1992 31 01 33 1993 38 20 58 1994 34 24 58 1995 26 39 65 1996 41 38 79 1997 24 42 66 1998 15 13 28 1999 28 14 42 2000 35 58 93 2001 35 47 82 2002 67 64 131 2003 76 51 127 2004 103 62 165 2005 182 66 248 2006 160 76 236 2007 120 100 220 2008 115 169 284

Trong số lượng đơn sáng chế nói trên, số lượng đơn là đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Việt Nam chiếm khoảng 80%.

Theo như hai bảng số liệu trên đây, có thể nhận thấy một xu hướng rõ rệt là khối lượng đơn sáng chế nộp vào Việt Nam càng ngày càng nhiều. Điều đó thể hiện rằng nhu cầu vế việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam ngay càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, nhìn vào số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng số đơn sáng chế của người Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số đơn đăng ký sáng chế đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù vậy, cũng vẫn có một tín hiệu đáng mừng là số đơn của người Việt Nam đang ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, như đã đề cập trong các phần trên của luận văn, Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ quy định các thủ tục về nộp và xử lý đơn cho đến khi đơn nộp vào giai đoạn quốc gia, nên các thủ tục cấp bằng và bảo hộ cho các sáng chế đã nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế hoàn toàn thực hiện theo thủ tục quy định tại các quốc gia. Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề thủ tục nộp và xử lý đơn không thể tách rời khỏi vấn đề làm thế nào để đơn được cấp bằng độc quyền và thực thi quyền đó như thế nào. Do đó, trong phần này, luận văn sẽ đề cập đến một số vấn đề trong việc xét nghiệm, bảo hộ và thực thi quyền đối với sáng chế tại Việt Nam, bao gồm cả những sáng chế đã nộp thông qua con đường Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Thứ nhất là vấn đề xét nghiệm đơn sáng chế. Hiện này, thời hạn quy định trong pháp luật Việt Nam cho việc thẩm định nội dung đơn sáng chế là 18 tháng kể từ ngày yêu cầu xét nghiệm nội dung [55]

. Đây là thời hạn được coi là trung bình so với thời hạn xét nghiệm nội dung quy định tại nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thẩm định một đơn sáng chế thường phải kéo dài hơn do nhiều điều kiện khách quan.

Một vấn đề trong quá trình xét nghiệm đơn sáng chế hiện nay trong pháp luật Việt Nam đang vướng mắc là hiện tại, trong quá trình thẩm định nội dung đơn sáng chế, tất cả các giải pháp về việc sử dụng một đối tượng đã biết (sản phẩm, chất, cơ cấu..) theo chức năng mới đều không được chấp nhận. Đối tượng này đã từng được chấp nhận trước khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra đời. Tuy nhiên, khi có sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ và một loạt các Nghị định thông tư sau đó, thì điểm 25.3 (b) của Thông tư 01/2007 đã có quy định đối tượng bảo hộ sáng chế có hai dạng là sản phẩm và quy trình, dẫn đến một cách hiểu là các giải pháp đề cập đến sử dụng một chất, quy trình… theo chức năng mới thì không được coi là một sản phẩm hay một quy trình, và kết quả là không được chấp nhận bảo hộ như một đối tượng sáng chế tại Việt Nam. Điều này đã làm cho rất nhiều đơn sáng chế có đối tượng bảo hộ là sử dụng đã không được bảo hộ tại Việt Nam.

Đối với vấn đề thực thi quyền, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có những quy định về vấn đề này trong những văn bản pháp luật cụ thể. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, đã được quy định rõ trong Luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản pháp luật liên quan [56]. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trên thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại.

Thứ nhất, rất nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, do đó đôi khi lại dẫn đến sự chồng chéo, phối hợp không chặt chẽ, chưa đồng bộ. Biện pháp xử lý hành chính thì áp dụng mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Biện pháp dân sự thì chưa đuợc sử dụng một cách hiệu quả. Một phần vì cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tâm lý ngại đưa các thủ tục ra tòa vì sợ phiền phức. Bên cạnh đó, hệ thống tòa án của Việt Nam vẫn còn quá ít những thẩm phán và chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực sở hữu trí

[56]

Điều 199 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện

tuệ. Đặc biệt, đối với các vụ việc vi phạm sáng chế, thì vấn đề đánh giá và kết luật vi phạm sáng chế thực sự là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra được quy định về một tổ chức giám định độc lập, có trách nhiệm đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến các vụ việc tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan giám định này hiện nay còn mờ nhạt. Vấn đề nổi cộm là hiện nay số lượng giám định viên còn quá ít. Đặc biệt, công tác giám định liên quan đến sáng chế sẽ đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia có chuyên môn về các lĩnh vực kỹ thuật, đồng thời lại có chuyên môn về pháp luật bảo hộ sáng chế thì mới có thể đưa ra được những kết luận giám định chính xác, phục vụ cho mục đích thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế một cách hiệu quả.

Một ví dụ về việc xử lý vi phạm sáng chế không hiệu quả như sau: Tập đoàn Pfizer Inc. của Mỹ - một tập đoàn lớn về dược phẩm, có rất nhiều đơn sáng chế nộp vào Việt Nam. Tập đoàn này có một bằng sáng chế số 1507 cấp ngày 02/10/2000 cho hoạt chất Atorvastatin dạng tinh thể - một hoạt chất dùng để sản xuất thuốc. Bằng sáng chế này vẫn được duy trì hiệu lực hàng năm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Năm 2007, tập đoàn Pfizer phát hiện một số loại thuốc của một số công ty khác của Ấn Độ có chứa hoạt chất này được lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tập đoàn Pfizer, thông qua một đại diện pháp lý tại Việt Nam, đã tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam yêu cầu các bên có liên quan ngừng lưu hành các sản phẩm thuốc có chứa hoạt chất đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam theo bằng độc quyền sáng chế số 1507. Tuy nhiên, việc đánh giá xem các thuốc do Pfizer nêu ra có đúng là có chứa hoạt chất Artovastatin dạng tinh thể như Pfizer cáo buộc không lại nằm ngoài khả năng của các cơ quan chuyên môn của Việt Nam. Việc nhờ đến kết quả phân tích của một cơ quan chuyên môn về dược phẩm nào đó cũng không có kết quả vì Pfizer được trả lời

vật chất để tiến hành phân tích xem liệu các loại thuốc trên có chứa hoạt chất Artovastatin dạng tinh thể được bảo hộ theo bằng độc quyền của Pfizer hay không. Ngày cả khi tập đoàn Pfizer đã nộp các kết quả thử nghiệm và phân tích do phòng thí nghiệm của tập đoàn họ tự tiến hành, thì cũng không một cơ quan chức năng nào đưa ra được kết luận cuối cùng là cáo buộc của Pfizer là đúng hay sai, vì lý do không có đủ cơ sở vật chất và các yếu tố khác để thẩm định lại kết quả phân tích do Pfizer cung cấp. Vụ việc đã kéo dài rất lâu mà không có một kết luận cuối cùng của các cơ quan hữu quan, cho đến khi các bên có liên quan là tập đoàn Pfizer và các công ty sản xuất thuốc (tại Ấn Độ) tự thỏa thuận với nhau. Ví dụ trên đưa ra để cho thấy rằng, việc thực thi quyền bảo hộ đối với sáng chế sẽ là vô cùng khó khăn, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển.

Có một thực tế là sau vụ việc này, tập đoàn Pfizer đã cử một đoàn công tác sang làm việc với đại diện pháp lý của họ tại Việt Nam, tiến hành khảo sát các sáng chế thuộc đối tượng nào có khả năng thực thi cao tại Việt Nam, qua đó có chiến lược hơn trong việc lực chọn các sáng chế xin bảo hộ tại Việt Nam.

Qua đó có thể thấy rằng, vấn đề thực thi quyền chắc chắn có ảnh hưởng đến số lượng đơn sáng chế nộp vào Việt Nam, cả bằng cách nộp trực tiếp hoặc bằng con đường sử dụng Hiệp ước ước hợp tác sáng chế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế theo hiệp ước hợp tác sáng chế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)