V. NHỮNG BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU HÓA
2. Bệnh tiêu chảy
_ Trẻ thường mắc phải bệnh tiêu chảy, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài.
_Nguyên nhân là do viêm nhiễm virút hoặc vi khuẩn.
_Bệnh tiêu chảy có thể là cấp tính hoặc mạn tính, được xác định là đi đại tiện trên 3 lần/ngày kéo theo dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước. Ở thể cấp tính các triệu chứng thường kéo dài 1 - 2 ngày, còn ở dạng mạn tính thì ít nguy hiểm nhưng lại kéo dài hơn.
_Giải pháp: tuy bị tiêu chảy nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn hấp thụ nước bình thường vì vậy nên cho trẻ uống đủ nước, nhất là dùng dung dịch ORS
(Oresol), gói hydrite pha dung dịch này theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nước pha 12 giờ không dùng hết nên bỏ đi. Nếu số lần tiêu chảy 2 - 3 lần/ngày có thể bù nước bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây và ăn uống đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất béo, đạm và rau, cho trẻ ăn thịt nhiều mỡ, nên dùng sữa không có đường lactose theo khuyến cáo của bác sĩ.
_ Phòng ngừa: nên ăn chín uống sôi, dùng nguồn nước sạch, rửa tay sạch khi chăm sóc bé, không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh tiêu chảy,
không sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi. Nếu ở thể nặng nên đưa trẻ đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
3. Bệnh IBS
_ Bệnh IBS (Irritable Bowel Syndrome) là Hội chứng ruột kích thích,
xuất hiện những dấu hiệu bất thường của đường ruột, còn có tên gọi khác là đau dạ dày thần kinh hoặc đại tràng co thắt, nhưng nó lại không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
_ Đến nay khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân nên việc điều trị còn hạn chế, mới chỉ tình nghi đến thực phẩm như sữa, cà phê, thức ăn nhiều mỡ đặc biệt là thức ăn nhanh, gia vị cay nóng.
_ Hội chứng IBS thường có ít nhất hai triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, hoặc đau bụng khó chịu kèm theo táo bón.
_ Do không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nên người ta thường thử máu, thử phân, siêu âm, chiếu chụp X-quang để chẩn đoán các chứng bệnh khác về đường ruột. Do không cần điều trị nên hội chứng IBS có thể phòng ngừa để giảm bệnh như thay đổi chế độ ăn uống, cho trẻ ăn nhiều bữa, tránh dùng chất kích thích, cay nóng, duy trì cuộc sống không stress, giúp trẻ giảm áp lực trong môi trường sống, duy trì cuộc sống vận động. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng nên đưa trẻ đi khám để biết cụ thể nguyên nhân và điều trị đồng thời những căn bệnh mà trẻ mắc phải.