TIÊU HÓA Ở NGƯỜ

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Tiêu Hóa (Trang 53)

IV NHỮNG THÍCH NGHI TIẾN HOÁ CỦA HỆ TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG LIÊN QUAN TỚI THỨC ĂN

TIÊU HÓA Ở NGƯỜ

Mở đầu:

•Hệ thống tiêu hóa ở người gồm một ống dài gọi là ống tiêu hóa cùng cơ quan liên quan như GAN và TỤY.

•Ống tiêu hoa chạy liên tục từ miệng đến hậu môn. Ở người lớn dài tới 4,5m.

•Chức năng của hệ tiêu hóa là xử lí thức ăn bắng con đường cơ học  hóa học  hấp thụ.

+Tiêu hóa cơ học là biến đổi thức ăn thành những phần nhỏ nhưng không làm thay đổi cấu trúc hóa học.

+Tiêu hóa hóa học xảy ra khi các phân tử thức ăn lớn không hòa tan, dưới tác dụng của men tiêu hóa  những phân tử nhỏ hòa tan, có thể hấp thụ được.

Trong bài này chúng ta lần lượt xem xét các quá trình tiêu hóa đồng thời mô tả các cấu trúc có liên quan đến quá trình đó…

*** Thức ăn biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng chúng ta cần nhớ: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất hữu cơ phức tạp có trong thức ăn lấy từ môi trường thành những chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ.

Đối với các chất dinh dưỡng chủ yếu thì quá trình tiêu hóa được hoàn thành khi:

+ Hyđrat Cacbon  monosaccarit + Protein  axit amin

+ Mỡ và dầu  axit béo và monoglixerol (glixerol + axit béo)

I.Tiêu hóa ở miệng:

Có liên quan đến răng, lưỡi, nước bọt.

Nói thêm: Răng người cũng giống như răng của động vật có vú khác, được thay thế dần trong quá trình sống.

20 răng tạm thời còn gọi là răng sữa mọc trong 2 năm đầu tiên sau khi sinh. Sự thay thế bắt đầu từ năm 6 tuổi

Hàm răng có đủ 32 răng vĩnh viễn.

•Răng người có nhiều loại khác nhau:

+ Răng cửa hình cái đục và răng nanh (2 loại này có ở phái trước miệng).

+Răng cạnh hàm và răng hàm phẳng hơn  nghiền thức ăn nằm phía trong.

 Sự sắp xếp này làm hàm răng có tên gọi là Hàm nhiều loại răng.

•Ở một số ít các động vật có vú như cá heo, chúng có Hàm một loại răng mang tính chất nguyên thủy bao gồm những răng hình cọc

đơn giản.

 Thích hợp với con mồi trơn vì răng cọc không có khả năng cắt và nghiền thức ăn cần phải được nuốt chửng.

•Men răng:

•Tạo nên lớp ngoài của răng.

•Là chất cứng nhất do sinh giới sản sinh ra. Men răng khi bị tổn thương không thể thay thế được, nó rất bền vững, không bị vỡ, không bị cọ xát nhưng có thể bị ăn mòn bởi axit trong miệng. Nói thêm: thức ăn có đường (bánh , kẹo..) kích thích vk sản sinh ra axit tronmg miệng phát triển sâu răng nếu không đánh răng sạch sẽ.

Bao gồm những tinh thể photphat canxi dài và mảnh, nằm sát cạnh nhau theo một trình tự chính xác.

Nguyên bào men (ameloablast) sản sinh ra men răng nằm phủ phía ngoài của răng trong quá trình phát triển của nó chúng sẽ chết khi răng mọc ra ngoài.

Ngà răng:

Chất này tương tự như xương và hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong.

Nguyên bào ngà (odontoblast) sản sinh ra và những tế bào này vẫn còn sống khi răng đã phát triển đầy đủ.

Ngà răng có khả năng sữa chưã nhưng rất hạn chế.

•Tủy răng:

•Nằm ở chính giữa của răng.

•Nó bao gồm mô liên kết chứa các sợi thần kinh và mao mạch.

•Ở răng người, lỗ ở tủy răng rất hẹp cho nên người ta thường nói đó là

loại răng kín chân.

•Xi măng:

•Là 1 dạng dặt biệt của xương, nó ban quanh chân răng và giữ cho răng ở

vị trí chính xác.

•Giữa lớp xi măng và xương hàm có lớp màng ngoài răng.

Màng này chứa những sợi ngắn hình thành từ protêin dạng sợi (collagen).

Sợi này một đầu gắn với lớp xi măng và đầu kia gắn trực tiếp vào xương.

 Răng được giữ một cách an toàn và có thể xê dịch 1 chút trong hố của

nó. Những xê dịch này làm tắt đi những mạnh bất ngờ và làm cho răng đỡ bị vỡ tronh quá trình ăn.

•Lưỡi là khối cơ tiếp liền với nền hầu ở phần sau của miệng.

•Gồm rất nhiều cơ nằm ở bên trong.

•Chức năng: làm cho thức ăn chuyển động quanh miệng để cho răng có thể nhai thức ăn.

•Các nhú vị giác nằm ở lưỡi giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thức ăn, kích thích quá trình sản xuất nước bọt theo cơ chế phản xạ.

•Là thứ dịch lỏng do tuyến nước bọt tiết ra.

•Được tiết ra liên tục với tốc độ 0,05cm3/ 1mn và tăng tiết khi có mặt thức ăn.

•Nước trong nước bọt hòa tan các chất hòa tan có trong thức ăn và muxin bôi trơn thức ăn làm cho nó dễ nuốt.

•Nước bọt trung tính (pH = 7).

• Có chứa enzim amilaza nước bọt (ptyalin), xúc tác phân giải tinh bọt  mantozơ.

•Chứa men lyzozym có tác dụng ăn mòn màng tế bào vi khuẩn  giúp cho răng lưỡi luôn luôn sạch và tránh được các bệnh nhiễm trùng.

*** Thức ăn chỉ ở lại trong miệng trong một thời gian ngắn, khi khối thức ăn được nuốt vào dạ dày, nó có hình cầu nhỏ và được gọi là viên thức ăn. Amilaza nước bọt tiếp tục hoạt động trong viên thức ăn ngay cả trong môi trường axit của dạ dày (pH = 2) cuối cùng khi axit ngấm vào giữa viên thức ăn thì hoạt động enzim bị ức chế, lúc này một lượng lớn tinh bột đã được tiêu hóa.

Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp xuất hiện một cách tự động khi viên thức ăn đến dược thành sau của miệng. Khối thức ăn được đầy xuống dọc theo thực quản bằng các sóng cơ (nhu động) và xuống dạ dày khi các cơ thắt tâm vị đang giãn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Tiêu Hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(96 trang)