0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quá trình thủy phân và lên men đồng thời

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT ETHANOL TỪ NGUYÊN LIỆU RƠM RẠ (Trang 81 -81 )

Bã sau nổ hơi, xác định hàm ẩm được đưa đi thủy phân và lên men đồng thời. Tiến hành thí nghiệm với thể tích dung dịch tổng cộng 100ml. Dung dịch được bổ sung mơi trường dinh dưỡng cho nấm men phát triển.

Bảng 3-7 Thành phần chất dinh dưỡng bổ sung cho dung dịch thủy phân và lên men đồng thời.

Thành phần Dịch chiết nấm men K2HPO4 MgSO4

Nồng độ 1% 3 g/l 2,5 g/l

• Trước khi tiến hành, nấm men được nuơi cấy trong mơi trường Hansen theo quy trình được trình bày ở mục 3.3.4.3, sau đĩ tiến hành đếm nấm men bằng buồng đếm hồng cầu để xác định mật độ nấm men trong bình nuơi cấy. Sau khi quyết định mật độ nấm men (triệu tế bào/ml) cần cĩ trong dung dịch, tác giả sẽ tính thể tích nấm men cần cho vào (ml) 100 ml dung dịch.

• Enzyme cellulase được tiệt trùng bằng đèn UV trong vịng 1 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.

• Rơm rạ, các dung dịch được cho vào erlen 250ml. Tất cảđược tiệt trùng bằng nồi hấp tiệt trùng. Sau đĩ, bộ dụng cụ được lắp như hình sau. Bộ dụng cụ này chỉ cho phép CO2 thốt ra khỏi dung dịch chứ khơng cho khí từ mơi trường ngồi lọt vào. Sau đĩ, erlene được đặt vào bể lắc điều nhiệt.

Hình 3-13 Bộ dụng cụ thủy phân và lên men đồng thời

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố sau lên quá trình thủy phân và lên men đồng thời: mật độ nấm men trong dung dịch, % enzyme, quá trình theo thời gian. Các yếu tố khác được giữ cốđịnh, nhiệt độ: 37oC, pH: 4,8, % bã rắn 11%.

Nghiên cứu của Cao Đình Khánh Thảo [1] cho thấy rằng đối với quá trình lên men, mật độ nấm men 23,6 triệu tế bào/ml cho hiệu quả quá trình lên men tốt nhất. Nghiên cứu này lấy mật độ này (23,6) và lấy % enzyme 5% làm gốc, nghiên cứu ảnh hưởng hai yếu tố này theo phương pháp luân phiên từng biến.

• % enzyme: khảo sát các tỷ lệ enzyme 3%, 5%, 7%, 9%. Mẫu được lấy tại 24 giờ và 48 giờ, được đo bằng máy HPLC để xác định lượng glucose cịn và lượng ethanol tạo thành.

• Mật độ nấm men trong dung dịch: tiến hành khảo sát theo các giá trị :11,8 triệu tế

bào/ml; 23,6 triệu tế bào/ml; 35,4 triệu tế bào/ml; 47,2 triệu tế bào/ml. Mẫu được lấy tại 24 giờ và 48 giờ, được đo bằng máy HPLC để xác định lượng glucose cịn và lượng ethanol tạo thành.

• Khảo sát quá trình thủy phân và lên men đồng thời theo thời gian. Mẫu được lấy tại 2 giờ; 21 giờ; 24 giờ; 26 giờ; 51 giờ; 71 giờ. Mẫu được đo bằng máy HPLC để xác định lượng glucose, cellobiose cịn và lượng ethanol tạo thành theo thời gian.

Chương 4 KT QU VÀ BÀN LUN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT ETHANOL TỪ NGUYÊN LIỆU RƠM RẠ (Trang 81 -81 )

×