Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Cục hải quan Hà Nội.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội (Trang 26 - 30)

cho định hướng phát triển đơn vị nói chung cũng như để đảm bảo cho công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu. Đặc biệt, tập thể cán bộ, công chức của Cục Hải quan Hà Nội không ngừng được đào tạo, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, đạt được nhiều thành tựu vẻ vang, được chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

V. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại Cục hải quan Hà Nội. Cục hải quan Hà Nội.

1.Những mặt tích cực đạt được.

Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng nhập chuyển cửa khẩu tại Cục hải quan Hà Nội đã được thực hiện nhanh chóng và thông thoáng. Đảm bảo yêu cầu quản lý giám sát của hải quan đối với loại hình này.

Đã ứng dụng được công nghệ thông tin trong qui trình nghiệp vụ thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng nhập chuyển cửa khẩu.Từ đó số liệu báo cáo, thống kê đối với hàng nhập chuyển cửa khẩu nhanh chóng và chính xác.

Trong học tập rèn luyện, nhiều cán bộ công chức đã có tinh thần phấn đấu vươn lên vừa học vừa làm, có ý thức tìm tòi sáng tạo, có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng và cải tiến phương pháp làm việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Dù ở vị trí công tác nào, đều làm việc hăng say, nhất là những khi công việc đột xuất dồn dập, không kể ngày đêm, ngày nghỉ miệt mài vì mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ; nhiều đồng chí thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, quản lý một lượng tiền và

hàng hoá lớn vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm không để xẩy ra nhầm lẫn sai sót hoặc lợi dụng làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Điều đáng ghi nhận là thông qua việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng cán bộ công chức đã tôi luyện đội ngũ công chức ngày càng trưởng thành về mọi mặt từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Hải quan.

2.Những hạn chế còn tồn tại :

- Việc yêu cầu phải fax ngay biên bản bàn giao, đơn chuyển cửa khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu gặp nhiều khó khăn như: máy bận, máy hư, không kết nối được ... dẫn đến phải phải fax lại nhiều lần, phát sinh thêm khối lượng công việc.

- Theo qui định tại Quyết định số 621/2006/QĐ-TCHQ thời gian phúc tập hồ sơ là trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, theo quy định tại Quyết định số 927/2006/QĐ- TCHQ thì thứ ba hàng tuần mới fax Bảng thống kê các biên bản bàn giao cho Hải quan ngoài cửa khẩu. Do đó, nếu chờ có Bảng thống kê Biên bản bàn giao mới phúc tập thì nhiều tờ khai sẽ quá hạn, còn nếu phúc tập ngay thì sau đó khi có Bảng thống kê lại phải tìm lại các tờ khai đã phúc tập để bổ sung vào hồ sơ Bản thống kê biên bản bàn giao như vậy sẽ rất tốn thời gian, công sức .

- Do cục hải quan Hà Nội chủ yếu làm việc với vai trò là chi cục làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, mà việc kiểm tra thực tế hàng hóa do chi cục hải quan cửa khẩu nhập thực hiện( kiểm hóa hộ), Chi cục Hải quan làm thủ tục thuộc cục Hải quan Hà Nội phải chuyển Lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan(HTMĐKTHQ) kèm theo hồ sơ chuyển cửa khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu căn cứ kiểm tra thực tế hàng hoá. Sau đó, Lệnh HTMĐKTHQ và bộ hồ sơ hải quan được chuyển trả cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo hướng dẫn tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 927/2006/QĐ-TCHQ.Điều này khiến cho các chi cục gặp nhiều khó khăn trong quá trình trao đổi thông tin giữa 2 chi cục.

- Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 927/2006/QĐ-TCHQ quy định lập 03 bản Biên bản vi phạm hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu có vi phạm, trong khi đó mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì một sêri chỉ có 02 liên.

- Địa bàn hoạt động nằm sâu trong nội địa, không có cảng biển, không có cửa khẩu đường bộ, xe tải vào thành phố bị hạn chế, thuế suất thuế nhập khẩu giảm theo cam kết AFTA và WTO.

- Theo quy định hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng tiêu dùng nhập khẩu để sản xuất luôn( nguyên liệu sản xuất ) thì được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu còn hàng tiêu dùng nhập khẩu đơn thuần để tiêu dùng thì không được phép nhập khẩu chuyển cửa khẩu, nhưng trên thực tế chưa có quy định, tiêu chí cụ thể để phân biệt.

- Đã có hệ thống mạng nội bộ trong ngành hải quan nhưng việc trao đổi thông tin giữa Chi cục hải quan qua mạng chưa phổ biến. Cán bộ hải quan ở cả Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chưa linh hoạt trong cách phản hồi thông tin dẫn đến mất thời gian cho cả công chức và doanh nghiệp.

- Công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại nói chung và đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu nơi riêng đã được triển khai thực hiện nhưng còn hạn chế và bị động.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa sâu nên chất lượng còn thấp; ý thức tự kiểm tra của cán bộ công chức chưa cao.

- Cục Hải quan Hà Nội do có địa bàn hoạt động rộng, có nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao quy mô lớn, với nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng hóa xuất nhập khẩu theo nhiều đường khác nhau (hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ), đa dạng về loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, tạm nhập - tái xuất...); song hàng hoá xuất nhập khẩu theo đường biển, đường bộ chủ yếu được làm thủ tục hải quan theo hình thức chuyển cửa khẩu. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, mức độ am hiểu về pháp luật và quy trình thủ tục hải quan còn hạn chế. Hội nhập quốc tế cũng phát sinh một số loại hình xuất nhập khẩu mới trong khi hệ thống qui định của pháp luật còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, thường xuyên thay đổi cho phù hợp với thực tiễn và hội nhập kinh tế quốc tế... Tất cả những thực tế đó khiến cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Cục Hải quan Hà Nội gặp không ít khó khăn, phức tạp.

Phần III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội. nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội.

I.Mục tiêu:

1.Mục tiêu chung cho toàn cục hải quan Hà Nội.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu lực, hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 tại cơ quan Cục; Mở rộng phạm vi áp dụng tại các chi cục; rà soát, cắt giảm và đơn giản hoá trên 30% thủ tục hành chính đã công bố (theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan);

- Tập trung thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại 9/12 chi cục trực thuộc; tham gia và triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt;

- Tập trung hoàn thành chỉ tiêu thu, nộp ngân sách năm 2010 (9.200 tỷ đồng); thực hiện việc thu nộp ngân sách qua hệ thống ngân hàng thương mại;

-Tăng cường quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đối với các cơ quan quản lý có liên quan để tiếp nhận thông tin trước về hàng hoá, hành khách, phương tiện vận tải, góp phần thực hiện có hiệu quả thủ tục hải quan điện tử;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: áp dụng thanh khoản tự động 100% hồ sơ mới phát sinh đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, giải đáp vướng mắc về thủ tục hải quan trên website của Cục...

- Tập trung triển khai, thực hiện Trung tâm chỉ huy điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài;

- Thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ kế hoạch các công trình xây dựng: hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc; khởi công các công trình trụ sở chi cục hải quan: Nội Bài, Bắc Thăng Long, trụ sở Cục; dự án xin cấp đất Chi cục Hải quan ga ĐSQT Yên Viên, Hải quan KCN cao Hoà Lạc;

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập;

- Thực hiện tốt công tác thi đua lập thành tích chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Hải quan Việt Nam và 55 năm thành lập Hải quan Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ mục tiêu chung nêu trên, các đơn vị thuộc Cục thiết lập mục tiêu chất lượng cụ thể của đơn vị và có giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chung./.

2.Mục tiêu cho công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những động thái tích cực để hoà vào dòng chảy chung của quá trình phát triển thương mại quốc tế, tôn trọng các luật chơi chung mà chính là các quy chế thể chế, các quy định, hiệp định.

Để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập đòi hỏi tính chuyên môn hoá đối với từng lĩnh vực, từng nhành nghề. Ngành hải quan cũng không nằm ngoài những quy luật đó.Do vậy mục tiêu trong những năm tới của công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu cục hải quan Hà Nội như sau:

- Thành lập một tổ thuộc đội Thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu phụ trách loại hình hàng hoá chuyển cửa khẩu tạo điều kiện thông quan hàng hoá nhanh chóng cho doanh nghiệp.

- Chủ động chuẩn bị điều kiện và triển khai báo điện tử qua mạng đối hàng hoá xuất nhập khẩu thương mại nói chung và hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu nói riêng.

- ứng dụng một cách hợp lý, triệt để những thành tựu của công nghệ thông tin vào loại hình nhập khẩu chuyển cửa khẩu tạo thuận tiện thông tin nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp.

- Năm 2010, Cục hải quan Hà Nội phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu tại cục hải quan Hà Nội (Trang 26 - 30)