Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 37 - 39)

Tổ chức tín du ̣ng có thể thực hiê ̣n phân tán rủi ro bằng các cách sau: - “Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một phương pháp quản lý tránh rủi ro hiệu quả nhất. Nó sé phát huy tác dụng quan trọng trong các lĩnh vực rộng lớn, làm người ta cảm thấy bớt nguy hiểm hơn. Nhưng cũng cần phải chú ý đừng quá phân tán, làm sao để thu lời lớn nhất từ những đồng vốn mà mình bỏ ra.

“Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một nguyên tắc được ứng dụng rất rộng rãi trong hoa ̣t đô ̣ng đầu tư tài chính nói chung và trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng nói riêng. Nguyên tắc này thể hiê ̣n ở chỗ tổ chức tín du ̣ng không tâ ̣p trung cho vay mô ̣t vài lĩnh vực, khu vực, không tâ ̣p trung cho vay mô ̣t hay mô ̣t số khách hàng, đa da ̣ng hóa danh mu ̣c đầu tư.

- Cho vay hơ ̣p vốn

Tìm con “châu chấu” cùng gánh vác rủi ro. Thế nào gọi là “châu chấu”? Trung Quốc có một câu tục ngữ : Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi. Trên thực tế, đây là một trong những phương thức để giảm bớt rủi ro, khéo léo lựa chọn đồng minh, kéo họ vào cùng kinh doanh với mình, biến họ trở thành “một con châu chấu bám trên cùng chiếc dây thừng”, cùng gánh vác rủi ro. Trong cạnh tranh mà tìm được người hợp tác thì không những có thể làm cho sức mạnh của mình tăng lên, mà còn có thể giảm bớt những áp lực của rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng. Trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng của

các tổ chức tín du ̣ng cũng vâ ̣y, nhất là với các khoản vay lớn, các ngân hàng thường cho vay hợp vốn để vừa đảm bảo nguồn vốn cho dự án, vừa chia sẻ rủi ro, trách nhiê ̣m trong giám sát cho vay.

- Chuyển rủi ro tín du ̣ng sang những tổ chức sẵn sàng chấp nhâ ̣n rủi ro khác thông qua sử du ̣ng các nghiê ̣p vu ̣ phái sinh tín du ̣ng (Hợp đồng hoán đổi RRTD, hơ ̣p đồng quyền cho ̣n tín du ̣ng, hợp đồng hoán đổi tổng thu nhâ ̣p, hợp đồng tương lai chỉ số giá cổ phiếu và hợp đồng quyền cho ̣n phòng ngừa rủi ro mang tính hê ̣ thống, chứng khoán hóa…)

Trong những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm phái sinh giá cả như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất và quyền chọn..., sản phẩm phái sinh tín dụng đã xuất hiện từ đầu những năm 1990 và phát triển bùng nổ từ năm 1998 tại Mỹ. Các công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng để chuyển toàn bộ hoặc một phần RRTD sang cho đối tác thứ ba. Đối tác thứ nhất sẽ bán RRTD với một mức giá cả cho một đối tác sẽ thực hiện đền bù nếu như RRTD xảy ra và nhận được một khoản phí. RRTD xảy ra là trường hợp như: Phá sản, mất khả năng thanh toán, tái cơ cấu lại nợ và hệ số tín nhiệm bị hạ thấp.

Nghiê ̣p vu ̣ này thể hiê ̣n rõ ưu điểm trong quản lý rủi ro tín du ̣ng so với phương pháp truyền thống là trích lâ ̣p dự phòng rủi ro. Nó giúp cho các tổ chức tín du ̣ng có mô ̣t phương tiê ̣n để chuyển giao rủi ro tín du ̣ng mà không cần phải bán tái sản có đó, và giúp cho tổ chức tín du ̣ng duy trì được mối quan hê ̣ với khách hàng khi viê ̣c bán tài sản làm suy yếu mối quan hê ̣ của tổ chức tín du ̣ng với khách hàng.

Các TCTD là các tổ chức chiếm phần lớn trong các giao dịch trên thị trường phái sinh tín dụng, tuy nhiên các công ty bảo hiểm và các công ty tái bảo hiểm đang đóng vai trò ngày càng cao. Các NH sử dụng công cụ phái sinh tín dụng dưới các hình thức là các công cụ giao dịch hoặc là phương tiện

để phòng ngừa RRTD. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh tín dụng cũng có thể trở thành một nguyên nhân gây ra rủi ro cho các đối tượng tham gia và cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự bất ổn định của thị trường tài chính. Các đối tượng tham gia, do vậy, sẽ phải tính đến những rủi ro đi kèm, đặc biệt là hệ thống quản lý nội bộ. NH trung ương và các cơ quan giám sát sẽ phải theo dõi những rủi ro này và xây dựng các tiêu chuẩn quản lý mới.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w