Nhanh nhạy tiếp cận và thay đổi theo nhu cầu thực tế của thị trường

Một phần của tài liệu sự thành công của samsung electronics trong lĩnh vực smartphone tại thị trường trung quốc (Trang 32)

Samsung đã xác định đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược nhất định trên hai thị trường điện thoại di động và máy tính bảng. Trong điều kiện ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghệ. Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về mẫu mã và các tính năng của sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh với Apple để tiếp cận nhu cầu của thị trường Samsung đã sử dụng hai chiến lược:

Chiến lược sản phẩm

Tại một quốc gia có sự phân hóa giàu nghèo lớn như Trung Quốc, Samsung đã biết hoạch định chiến lược một cách đúng đắn khi thiết kế các sản phẩm để cạnh tranh cho nhiều phân khúc khác nhau nhưng vẫn đảm bảo ấn tượng thương hiệu chung cho dòng smartphone của mình. Rõ ràng, Samsung nhận thức rõ mối nguy cơ từ các smartphone giá rẻ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến thị trường này.

Ra mẫu mã mới liên tục với thiết kế mới mẻ, cụ thể là dòng Galaxy: Galaxy S, Galaxy S1, Galaxy S2, Galaxy S3 và gần đây nhất là sản phẩm Note II;

Sản phẩm của nó không chỉ sử dụng hệ điều hành Android mà Samsung còn phát triển phần mềm với những bản sắc riêng từ giao diện người dùng với các tính năng riêng của hệ điều hành Bada.

Ngoài ra, Samsung cũng đẩy mạnh các sản phẩm hỗ trợ hệ điều hành TIZEN, do Samsung phối hợp với Intel phát triển.

Chiến lược về giá: Giá cả đa dạng

Không giống như đối thủ cạnh tranh Apple, Samsung bằng cách cung cấp giá rẻ hơn cho người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển, Samsung cũng đang tìm kiếm xu hướng tăng trưởng mới. Điều này cũng sẽ cho phép người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển mua các thiết bị với giá phải chẳng hơn

Các chiến lược trên đã cho thấy Samsung đã có bước đi đúng đắn khi thị phần trên thị trường của nó ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu sự thành công của samsung electronics trong lĩnh vực smartphone tại thị trường trung quốc (Trang 32)