Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ tiêu riêng lẻ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh nghệ an (Trang 53)

3.2.2.1. pH

Nồng độ pH trong nƣớc mặt tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 -2012 dao động trong khoảng 6,5 – 7,7. Nhìn chung nƣớc có phản ứng trung tính đến kiềm nhẹ. 3.2.2.2. DO

Nhìn chung, nồng độ DO trung bình trong nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An dao động từ 5,02-6,22mg/l. Về cơ bản nồng độ DO đáp ứng yêu cầu chất lƣợng nƣớc phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Trong giai đoạn 2010 – 2012, nồng độ DO hầu nhƣ ít có biến động mạnh. Nồng độ DO cao ở các lƣu vực sông lớn, thấp ở các

KCN, CCN. Đặc biệt, các kênh mƣơng tiếp nhận thải trên địa bàn thành phố Vinh nồng độ DO thấp, phản ánh nƣớc mặt chất lƣợng thấp, nguồn nƣớc đang bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, không có khả năng sử dụng cho sinh hoạt cũng nhƣ tƣới tiêu thủy lợi. Các điểm M40, M41, M42, nồng độ DO đang ngày càng suy giảm.

Hình 12: Diễn biến nồng độ DO tại một số điểm quan trắc thuộc thành phố Vinh

3.2.2.3. TSS

Nồng độ TSS trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2012 cao và có xu hƣớng ngày càng tăng. Nồng độ trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2010 -2012 đều không đáp ứng Quy chuẩn mức A2. Nồng độ trung bình tăng từ 65mg/l tháng 9 năm 2010 lên 117mg/l tháng 9 năm 2012. 63% nƣớc mặt trên địa bàn có hiện tƣợng tăng nồng độ TSS trong giai đoạn 2010-2012. 37% còn lại có diễn biến giảm tuy nhiên mức giảm không đáng kể.

Giai đoạn 2010 -2012 nồng độ TSS cao chủ yếu tập trung trên toàn tuyến sông Lam, sông Hiếu và một số điểm thuộc thành phố Vinh, các KCN, CCN. Nồng độ TSS của các lƣu vực sông ven biển thấp, đáp ứng Quy chuẩn mức A2. Các điểm có nồng độ TSS trung bình trong toàn thời kỳ cao trên 100mg/l là M4, M25, M13, M16, M12…Đây là những điểm tiếp nhận nguồn nƣớc thải chƣa xử lý triệt để hoặc chƣa xử lý của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nên bị ô nhiễm nặng bởi TSS. 0 1 2 3 4 5 6 7 Mẫu nước mặt kênh N3 Mẫu nước mặthồ chứa nước thải thành phố Vinh Mẫu nước mặt mương Nguyễn Viết Xuân

Nhìn chung trên toàn địa bàn, nồng độ TSS cao ở khu vực trung lƣu và thƣợng nguồn các con sông lớn sau đó thấp dần về phía hạ nguồn và các huyện đồng bằng phía Đông.

3.2.2.4. COD

Nồng độ COD giai đoạn 2010-2012 biến động phức tạp nhƣng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn 08:2008/BTNMT. Các mẫu nƣớc mặt tại các kênh, hồ chứa nƣớc thải của thành phố Vinh (M40, M41, M42, M43) năm 2010 là những điểm ô nhiễm nặng bởi các thành phần hữu cơ có khả phân hủy hóa học nhƣng đến năm 2012, nồng độ COD giảm, đạt yêu cầu của QCVN 08. Ngƣợc lại các mẫu nƣớc mặt tại các kênh, hồ tiếp nhận thải của các KCN (M26, M34, M29) nồng độ COD tăng dần kết quả phân tích đợt 2 và đợt 3 năm 2012 các điểm này có hiện tƣợng ô nhiễm nặng.

Hình 13: Nồng độ COD tại hồ tiếp nhận thải của các KCN, CCN

3.2.2.5. BOD5

Nồng độ BOD từ năm 2010-2012 có nhiều biến động phức tạp, không có xu hƣớng rõ ràng. Nhìn chung trên toàn tỉnh Nghệ An, nồng độ BOD5 vẫn đáp ứng yêu cầu chất lƣợng nƣớc mặt. Các kênh mƣơng tiếp nhận thải trên địa bàn thành phố Vinh hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nồng độ BOD5 vƣợt Quy chuẩn nhiều lần. Năm 2010, các điểm M39, M40, M41, M43 có hiện tƣợng ô nhiễm nặng, riêng điểm M43 trong đợt 3, nồng độ BOD5 lên tới 223mg/l, gấp 9 lần Quy chuẩn mức B2. Đến

năm 2012, nồng độ BOD5 tại các điểm trên giảm hẳn; đợt 3, chất lƣợng nƣớc tại các điểm trên đều đáp ứng Quy chuẩn mức B2, không còn hiện tƣợng ô nhiễm nặng.

Hình 14: Nồng độ BOD5 tại các kênh mƣơng tiếp nhận thải của thành phố Vinh

3.2.1.6. Các hợp chất nitơ

Khoảng 50% nƣớc mặt trên địa bàn Nghệ An có hiện tƣợng ô nhiễm nặng bởi NH4+. Tại các điểm ô nhiễm nặng đều tập trung tại thành phố Vinh với các điểm nhƣ M30, M31, M35, M39, M40, M41, M42, M43 nồng độ NH4+ biến đổi theo 2 xu thế. Xu thế chủ đạo là phần lớn các điểm (M30, M31, M35, M39, M40, M41, M42) có nồng độ NH4+ ngày càng tăng. Riêng điểm M43, đợt 3 năm 2010, nồng độ NH4+ đạt tới 19,75mg/l (gấp 19,75 lần QCVN 08, cột B2) cao nhất toàn mạng lƣới, đến đợt 3/2012 giảm xuống chỉ còn 8,72mg/l.

Nồng độ NO2-, NO3- biến đổi phức tạp nhƣng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

3.2.2.7. CN-, F- và kim loại nặng

Giai đoạn 2010-2012, toàn tỉnh có 20/43 điểm phát hiện ô nhiễm CN-, tuy nhiên đến đợt 3/2012, chỉ còn 3 điểm có dấu hiệu ô nhiễm, nồng độ CN-

đa phần biến động giảm trên toàn mạng lƣới.

Nƣớc mặt hầu nhƣ chƣa có hiên tƣợng ô nhiễm F-. Hàm lƣợng F- trong nƣớc hầu nhƣ chƣa có biến động đáng kể.

Cd, As, Pb, Cu, Zn, Hg có nồng độ thấp trong nƣớc mặt và đại đa số không diễn biến xấu trong giai đoạn 2010-2012. Riêng Mn, Sn có hàm lƣợng nhỏ trong nƣớc nhƣng hiện chƣa có quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT.

Nồng độ Cr6+ diễn ra theo 2 xu thế, các điểm chƣa có hiện tƣợng ô nhiễm thì có dấu hiệu tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Giai đoạn từ năm 2010 đến đợt 2 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 17 điểm ô nhiễm Cr6+, tập trung tại thành phố Vinh (M34, M38, M40,M41,M42,M43), lƣu vƣc tiếp nhận thải của các KCN, CCN, rải rác trên sông Lam, sông Hiếu, tuy nhiên đến đợt 3 năm 2012 tất cả các mẫu đều đạt QCVN.

Hàm lƣợng Ni trong nƣớc mặt giai đoạn 2010-2011 tăng mạnh, toàn tỉnh có 12/43 điểm ô nhiễm nặng. Năm 2012 hàm lƣợng Ni giảm, đến đợt 3/2012 hàm lƣợng Ni trong nƣớc đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

Hàm lƣợng Fe trong nƣớc có nhiều biến động, cục bộ trong một vài điểm có hiện tƣợng ô nhiễm sắt nhƣ M16, M17, M16, M26,M39,M42…nhƣng đến đợt 3/2012 đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT.

3.2.2.8. Dầu mỡ

Chỉ tiêu dầu mỡ chỉ mới chỉ đƣợc phân tích từ đợt 3 năm 2011 đến nay. Tuy nhiên hàm lƣợng dầu phân tích đƣợc trong giai đoạn 2011-2012 có xu hƣớng tăng mạnh. Đến đợt 3/2012, toàn tỉnh có trong nƣớc 20/43 điển có hàm lƣợng dầu vƣợt QCVN cột B1.

3.2.2.9. Coliforms

Hàm lƣợng coliforms giai đoạn 2010-2012 có nhiều biến động theo các xu hƣớng không rõ ràng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

3.2.3.Xu thế diễn biến chất lượng nước mặt

3.2.3.1. Đô thị hoá làm biến đổi chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt

Các đô thị (kể cả thành phố Vinh) ở Nghệ An hiện nay có hệ thống cấp thoát nƣớc rất lạc hậu, chƣa có đô thị nào có các biện pháp xử lý nƣớc thải triệt để. Theo dự báo với lƣợng nƣớc thải sinh hoạt của dân cƣ trong tỉnh đến năm 2020 sẽ là 420.000m3/ngày. Nếu không đƣợc xử lý tốt lƣợng nƣớc thải này sẽ hòa nhập vào mạng lƣới sông ngòi làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng nƣớc mặt. Do các đô thị trên địa bàn chủ yếu đảm nhiệm chức năng hành chính – dịch vụ là chủ yếu, hầu nhƣ không có chức năng công nghiệp hoặc hoạt động công nghiệp yếu nên nguồn thải ở đây với các thành phần gây ô nhiễm có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dƣỡng, chất rắn lơ lửng và vi trùng cao.

3.2.3.2. Phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và tái chế phế liệu… làm biến đổi chất lƣợng nuớc mặt

Tỉnh Nghệ An có các tài nguyên khoáng sản đang khai thác nhƣ: đá trắng, sắt, thiếc, vàng... Với phƣơng pháp khai thác khoáng sản (mỏ lộ thiên) nhƣ hiện nay, khai thác thiếc bằng súng nƣớc, tuyển quặng thiếc, vàng sa khoáng... thì khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt là rất lớn. Nƣớc thải mỏ ở đây chủ yếu là nƣớc mƣa chảy tràn cuốn theo đất đá trong khu khai thác xuống những vùng trũng thấp gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

Hoạt động tái chế phế liệu tại CCN Diễn Hồng, chế biến khoáng sản thô, chế biến nông sản, lâm sản… tại KCN Nam Cấm, CCN Nghi Phú, CCN Đông Vĩnh…đã và đang xả thải vào nguồn nƣớc một lƣợng lớn chất ô nhiễm nhƣ TSS, BOD5, COD, các hợp chất Nitơ, kim loại nặng…

3.2.3.3. Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, làm đƣờng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội cộng hiện tƣợng biến đổi khí hậu làm tăng hiện tƣợng xói mòn đất, gây ô nhiễm nƣớc mặt.

Hiện tƣợng ô nhiễm nƣớc nghiêm trọng do gia tăng đáng kể hàm lƣợng TSS trong nƣớc đã làm cho chất lƣợng nƣớc mặt xấu đi nhanh chóng. Chất lƣợng nƣớc mặt sẽ tiếp tục biến động xấu nếu không có biện pháp cải thiện phù hợp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh nghệ an (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)