THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thực hiện Nghị quyết 3 – Khoá VI của Ban chấp hành Trung Ương Đảng và Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc tách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, ngày 01/07/1988 ngân hàng Công thương Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới và phát triển Hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Trước tháng 7/1988, ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là ngân hàng quận Hoàn Kiếm (trực thuộc Ngân hàng Hà Nội) cho đến tháng 7/1988, ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập và ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã trở thành một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam. Cùng với sự thay đổi đó, ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm từ một quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 Lê Lai về 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm và đây cũng là trụ sở chính của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cho đến bây giờ. Hiện nay, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp một của NHTMCP Công thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Nằm ở khu vực Hoàn Kiếm, một quận trung tâm của Hà nội với nhiều dãy phố kinh doanh sầm uất như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bồ… là nơi tập trung mua sắm với hệ thống cửa hàng và tham quan du lịch, đây cũng là nơi tập trung nhiều các hộ kinh doanh, các văn phòng đại diện các công ty, phòng du lịch quốc tế cũng như khách du lịch và những người có nhu cầu mua sắm. Mặt khác, Quận Hoàn
Kiếm là địa bàn đông dân cư với thu nhập bình quân đầu người cao thuộc tốp đầu của thủ đô. Đó cũng là tiền đề cho các nhu cầu cao hơn trong mua sắm, cùng với xu hướng tiêu dùng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây đã tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động bán lẻ phát triển. Nguồn cung bán lẻ quận Hoàn Kiếm gồm có các trung tâm thương mại như: Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam… Chính điều này là điều kiện thuận lợi cho NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tín dụng phục vụ kinh doanh và tiêu dùng, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ… Tuy vậy, chi nhánh Hoàn Kiếm cũng gặp không ít khó khăn khi trên địa bàn cũng có nhiều các ngân hàng khác cùng hoạt động, sự cạnh tranh lớn đòi hỏi chi nhánh phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ bên cạnh việc ngày càng mở rộng nhiều loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
Bên cạnh những hoạt động nâng cao hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ hoàn thiện, kinh doanh có lợi nhuận, không ngừng tăng doanh số cho vay và dư nợ lành mạnh, uy tín khách hàng, ngân hàng cũng luôn chăm lo đến nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng phát triển nguồn nhân lực chất lượng và nhận thức rõ nhân lực là nhân tố quyết định trong cạnh tranh, sự phát triển của ngân hàng.
Trải qua nhiều năm hoạt động, cho đến nay NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm đã hoà nhập với hoạt động chung của ngành ngân hàng trong cơ chế thị trường. NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm không những đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Như vậy, sau 22 năm xây dựng và trưởng thành, NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm đã vượt qua không ít khó khăn, đặc biệt những khó khăn trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Đến nay NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình và trong nhiều năm là “lá cờ” đầu trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng luôn đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, đồng thời hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lợi nhuận và dư nợ lành mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.