Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 33)

NGƯỜI TIÊU

1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

Quá trình hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại luôn chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Ngân hàng thương mại muốn phát triển hoạt động này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến cho vay tiêu dùng, từ những yếu tố nội tại bên trong ngân hàng tới các yếu tố bên ngoài để từ đó xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với ngân hàng của mình.

1.3.6.1. Nhân tố khách quan a) Nhu cầu của người vay

Nhu cầu của người vay là một trong những căn cứ để ngân hàng hoạch định chiến lược cho vay tiêu dùng của họ một cách hợp lý. Vào từng thời kỳ khác nhau, nhu cầu vay vốn để tiêu dùng của khách hàng cũng khác nhau. Trước kia, khi nền kinh tế chưa phát triển, hoạt động cho vay tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với người

dân Việt Nam, nhu cầu vay vốn sử dụng cho mục đích tiêu dùng của người dân hầu như chỉ dừng lại ở vay mua, sửa chữa và xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng ngày một phát triển hơn với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo sự phong phú của nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của dân cư đã nhiều hơn trước, người dân mong muốn được có đời sống cao hơn bằng việc sử dụng các hàng hóa dịch vụ xa xỉ, đắt tiền như di du học nước ngoài, đi du lịch, mua ô tô… Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để từ đó tung ra các sản phẩm tương ứng thỏa mãn người tiêu dùng là một trong những phương châm của các ngân hàng. Ngân hàng nào thực hiện tốt phương châm này sẽ giành được ưu thế trong cuộc đua tăng thị phần bán lẻ nói chung và thị phần cho vay tiêu dùng nói riêng.

b) Khả năng trả nợ của người vay

Trên thực tế, nhu cầu của con người là vô hạn. Ngày hôm nay bạn muốn có 1 chiếc điện thoại đi động để tiện liên lạc với mọi người nhưng ngày mai, bạn lại muốn có thêm chiếc xe máy để đi học, sang ngày kia, bạn cảm thấy học trong nước là chưa đủ, bạn cần phải đi du học nước ngoài… Rõ ràng, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn có được cuộc sống no đủ và sung túc. Nhưng không phải những gì chúng ta muốn là đều đạt được một cách dễ dàng. Giữa nhu cầu và sự thỏa mãn dường như bị ràng buộc bởi một sợi dây vô hình, đó là khả năng thanh toán. Một khi bạn không có khả năng thanh toán thì dù bạn có nhu cầu như thế nào đi chăng nữa thì bạn vẫn không thể thực hiện được. Như vậy, khả năng thanh toán chính là câu trả lời cho câu hỏi “bạn có những nhu cầu gì?”. Bởi con người ta thường chỉ có nhu cầu trong giới hạn nhất định của khả năng chi trả. Ví dụ, gia đình bạn điều kiện kinh tế vừa phải, đủ ăn đủ mặc, không có dư dật nhiều; giả sử bạn có nhu cầu mua ô tô để tiện đi lại nhưng khả năng tài chính không cho phép, bạn đến ngân hàng xin vay vốn đê mua ô tô; câu hỏi đặt ra “liệu ngân hàng có cho bạn vay tiền không?”; tất nhiên câu trả lời là “không”; vì với điều kiện kinh tế gia đình như thế, bạn lấy gì để trả nợ ngân hàng… Và như thế, nhu cầu mua ô tô lúc này là một nhu cầu không thực tế. Vài năm sau, thu nhập bạn tăng lên nhờ được thăng quan tiến chức, lúc này bạn mới thực sự có nhu cầu mua ô tô, lúc này, nguồn thu nhập của bạn có thể đảm bảo trả nợ nên khả năng ngân hàng đồng ý cấp tín dụng là khá cao và nhu cầu của bạn được thỏa mãn. Quả thật, khả năng trả nợ của khách hàng đã chi phối tới nhu cầu của họ, và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay.

c) Các nhân tố thị trường

Thứ nhất là nhân tố môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh

tiếp ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao, người dân tin tưởng vào một mức thu nhập cao trong tương lai khiến cho nhu cầu tiêu dùng của họ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển, sản xuất trì trệ, người dân có xu hướng tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu đặc biệt là đối với các hàng hóa xa xỉ. Như vậy, các ngân hàng nên nghiên cứu kỹ nhân tố môi trường kinh tế trước khi tiến hành phát triển các chiến lược kinh doanh cũng như là mở rộng cho vay tiêu dùng.

Thứ hai là nhân tố môi trường pháp luật. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống

luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho luật được thực thi và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan. Ngân hàng là chủ thể khá đặc biệt của nền kinh tế, có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Chính vì vậy, tại hầu hết các quốc gia, hoạt động kinh doanh ngân hàng được chính phủ đặt dưới một hệ thống các quy định hết sức chặt chẽ vận hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giảm thiểu rủi ro và ổn định nền kinh tế. Thông qua các quy định pháp lý của mình, NHNN và Chính phủ có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Môi trường pháp lý đưa đến cho ngân hàng một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức, như: thay đổi trong chính sách lãi suất, quy chế cho vay, hạn chế hay khuyến khích mở rộng dư nợ tín dụng, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng... Trong một quốc gia, môi trường pháp lý ổn định, hệ thống luật hoàn thiện, thống nhất, hoạt động cho vay và cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng có cơ hội mở rộng, phát triển. Ngược lại, một môi trường pháp lý bất ổn, hệ thống luật chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.

Thứ ba là nhân tố môi trường văn hóa xã hội. Nhân tố này thể hiện qua các tập

quán xã hội, tâm lý tiêu dùng, và văn hoá cộng đồng. Những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến chính sách mở rộng các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu người dân có tâm lý thích chi tiêu hơn tiết kiệm thì ngân hàng nên chú trọng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng vào bộ phân dân cư này. Tuy nhiên, ở những nơi mà con người ưa thích tiết kiệm hơn chi tiêu thì cho vay tiêu dùng của ngân hàng thật khó để phát triển được. Mặt khác, trình độ dân trí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngân hàng thường dễ tiếp cận với bộ phận dân cư có trình độ học vấn cao hơn nên tín dụng tiêu dùng nhắm đến đối tượng này ắt sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn những người có trình độ thấp. Bên cạnh đó là tâm lý và tập quán tiêu dùng. Số đông người Việt Nam có thói quen mua hàng khi đã tích lũy đủ tiền, đôi lúc vì đơn giản là họ ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm rà khiến họ không muốn tới các ngân hàng xin vay tiền. Các ngân hàng

thương mại muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của mình cần nhận biết những nhóm dân cư này để có biện pháp phù hợp.

1.3.6.2. Nhân tố chủ quan

a) Chất lượng của đội ngũ nhân viên

Dù ở trong bất cứ ngành nào của nền kinh tế thì yếu tố con người là một trong những yếu tố hàng đầu, có tính quyết định tới sự thành công của chính ngành đó. Mặt khác, ngân hàng là một thành phần của ngành kinh tế dịch vụ nên yếu tố con người lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Cán bộ tín dụng có thể được coi là bộ mặt của một ngân hàng bởi ngoài các giao dịch viên ra, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ của cán bộ tín dụng sẽ được khách hàng ghi nhận. Nếu cán bộ tín dụng có thái độ không tốt với khách hàng như thờ ở và thiếu nhiệt tình với những khách hàng xin vay những món nhỏ… khiến khách hàng phật ý thì vô hình người cán bộ đó đã tạo ra khoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng, làm giảm giá trị của ngân hàng. Đây là một tổn hại khá lớn cho ngân hàng vì thái độ của khách hàng là thước đo phản ánh chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự chia sẽ thông tin giữa các khách hàng là điều không tránh khỏi, thông tin về chất lượng phục vụ sẽ được các khách hàng truyền tai nhau và khi đó, hậu quả thật là khó lường.

Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quyết định tới sự thành công của việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Đó là những người đưa ra các quyết định tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Họ cũng là những người thực thi chính sách tín dụng một cách tích cực nhất.

b) Chính sách cho vay của Ngân hàng

Có thể hiểu, chính sách cho vay của ngân hàng là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng đó, bao gồm hệ thống chủ trương, định hướng, chiến lược cũng như quyết sách chỉ đạo trong hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng. Chính sách cho vay sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay hợp lý. Tức là, chính sách này giúp ngân hàng xác định được những mục tiêu ưu tiên trong phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trước kia, chính sách cho vay của ngân hàng thương mại chủ yếu hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhưng thời gian gần đây, đối tượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình đang dần được các ngân hàng quan tâm và định hướng phát triển lâu dài. Rõ ràng, khi ngân hàng theo đuổi chính sách cho vay mở rộng thì cho vay tiêu dùng cũng

vì thế mà được chú trọng. Ngược lại khi ngân hàng không đưa cho vay tiêu dùng vào danh mục chiến lược trong chính sách tín cho vay thì hoạt động này sẽ bị thu hẹp. Ví dụ như, tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, chính sách tín dụng mà họ hướng tới là tập trung vốn và nhân lực để phát triển cho vay các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy mà hoạt động cho vay tiêu dùng tại đây không thực sự nổi bật. Tuy nhiên, với những ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ thì trong chính sách cho vay, họ ưu tiên cho vay tiêu dùng hơn là cho vay doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính sách tín dụng của một ngân hàng có ảnh hưởng to tới sự tồn tại và phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đó.

c) Quy mô và uy tín của Ngân hàng

Khi có nhu cầu vay tiền, hầu như chúng ta thường tìm tới các ngân hàng có uy tín cũng như quy mô lớn hơn là nhưng ngân hàng nhỏ. Đó là một thực tế không phải bàn cãi. Quy mô vốn của ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Nếu ngân hàng có quy mô vốn lớn thì điều dễ hiểu là hạn mức tín dụng đặt ra đối với cho vay tiêu dùng sẽ lớn hơn so với ngân hàng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, những ngân hàng có quy mô lớn thường hướng tới đối tượng khách hàng là các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn, trong khi đó, phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, hộ gia đình thường được các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn quan tâm phát triển và mở rộng.

Mặt khác, đối với hoạt động vay tiêu dùng, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng thường tiếp cận các ngân hàng có quy mô phát triển vừa và nhỏ. Sở dĩ như vậy là vì các ngân hàng có quy mô lớn đã tập trung ưu tiên phát triển mảng cho vay doanh nghiệp lớn thì khó có thể quán xuyến được các mảng khác như tín dụng tiêu dùng. Đây là lý do tạo điều kiện cho các ngân hàng quy mô nhỏ hơn thâm nhập và phát triển thị trường cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, dù ngân hàng có quy mô lớn hay nhỏ, uy tín của ngân hàng cũng phần nào tác động đến quyết định vay ngân hàng của người dân khi họ có nhu cầu.

d) Chất lượng và tính đa dạng của hoạt động cho vay tiêu dùng

Thực tế cho thấy, chất lượng và tính đa dạng của hình thức cho vay tiêu dùng có ảnh hưởng quyết định trực tiếp tới hoạt động cho vay tiêu dùng một ngân hàng. Những ngân hàng có những sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng, phong phú, các điều khoản phù hợp với các đối tượng khách hàng, xử lý hồ sơ nhanh gọn,.. sẽ hấp dẫn khách hàng, thu hút được nhiều hồ sơ vay vốn, làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên. Ngược lại, ngân hàng nào không quan tâm tới hoạt động tín dụng tiêu dùng, sản phẩm cho vay tiêu dùng không đa dạng, chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là điều rất khó.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại ồ ạt ra đời, liên tục mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, thêm vào đó là cuộc tấn công của các ngân hàng bán lẻ nước ngoài và các công ty tài chính đã khiến hoạt động cho vay tiêu dùng đứng trước những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, ngân hàng nào có chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng cao, danh mục sản phẩm đa dạng thì ắt sẽ thắng thế trong cuộc cạnh tranh này.

e) Hiệu quả chiến lược marketing của Ngân hàng

Đã qua rồi cái thời khách hàng phải mò mẫm tự tìm đến doanh nghiệp, ngày nay, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể biết được mình cần mua cái gì ở đâu, mình cần vay tiền ở đâu, lãi suất bao nhiêu… Đó là nhờ hoạt động marketing sản phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng lẫn nhau cũng như giữa các ngân hàng với tổ chức tín dụng, thì hoạt động marketing ngân hàng lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hầu như không một sản phẩm cho vay nào có thể tiếp cận được khách hàng nếu không có hoạt động marketing. Đây là một hoạt động xuyên suốt của ngân hàng bao gồm: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, xác định thị trường mục tiêu, nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu người đi vay, cho đến các chiến dịch truyền thông, quảng cáo... Tất cả các hoạt động này nhằm hướng sự chú ý của người tiêu dùng tới sản phẩm của ngân hàng, Rõ ràng, một chiến lược marketing hợp lý với xu thế chung của nền kinh tế sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với người dân và thu hút khách hàng về cho ngân hàng. Có thể xem marketing là chiếc cầu nối của hoạt động cho vay tiêu dùng với khách hàng của ngân hàng, vì vậy, đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng sẽ góp phần phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w