Phương thức thư tín dụng L/C

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu nhập khẩu từ thị trường Nhật bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng (Trang 25)

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C, công ty còn gặp khá nhiều rủi ro, cụ thể là:

Rủi ro do hợp đồng soạn thảo thiếu chặt chẽ có nhiều sơ hở:

Do mới tham gia vào thị trường trong mấy năm trở lại đây và có ít kinh nghiệm trong đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, đồng thời do tôn trọng các thỏa thuận riêng, nên công ty trong nhiều hoàn cảnh bị đối tác lợi dụng, chèn ép.. Nguyên nhân chủ yếu ngoài ra còn do công ty không tiến hành điều tra kĩ về đối tác nên không có khả năng đánh giá về năng lực thực hiện hợp đồng của đối tác, kinh nghiệm cũng như uy tín của họ.

Rủi ro hối đoái:

Đây là một yếu tố nhạy cảm và sự biến động của nó là không thể lường trước được, có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của công ty. Khi ký hợp đồng mua hàng, mặc dù có sự nghiên cứu tính toán và đưa ra dự đoán về tỷ giá trong thời gian tới tuy nhiên trong một số thời điểm không thể biết chính xác được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoài tệ mạnh. Khi hàng nhập về tỷ giá trượt mạnh, công ty lại đã ký hợp đồng với khách hàng và không thể tăng giá bán, mà công ty không thể từ chối nhận hàng và đã chuyển tiền trước hay thanh toán theo thư tín dụng L/C không thể từ chối việc thang toán, khi đó công ty sẽ đứng trước nguy cơ bị lỗ với lô hàng nhập tại thời điểm này.

TGHĐ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa JPY/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động theo chiều hướng không thuận, NHNN yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2%

và giữa nguyên biên độ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.

Từ thị trường Nhật Bản do một khoảng thời gian dài xuất khẩu sụt giảm khiến mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng vọt. Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 19-12 cho biết trong tháng 11-2012, Nhật Bản thâm hụt thương mại 953,4 tỉ Yên (khoảng 11,4 tỉ đô la Mỹ), đánh dấu thâm hụt thương mại tháng thứ năm liên tiếp.. Đây là mức thâm hụt thương mại lớn nhất của Nhật Bản kể từ tháng 1-2012 và là mức thâm hụt thương mại lớn thứ ba kể từ khi Nhật Bản thống kê số liệu thương mại vào năm 1979.. Theo đó, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng 1,3% so với năm nay, sản lượng nhập khẩu sẽ tăng 1,1%, đặc biệt đối với các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, bởi Chính phủ Nhật dự định tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4.2014. Cơ quan trên cũng cho rằng thâm hụt thương mại của Nhật Bản sẽ giữ ở mức cao trong vài năm tới, Những điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ giá hối đoái của đồng Yên Nhật.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra nhiều biến động cho các nước, ảnh hưởng đến chính sách vĩ mô của từng quốc gia. Do thanh toán tiền hàng sau khi nhận hàng một thời gian được quy định trong hợp đồng ( tùy từng hợp đồng có thể là 30 ngày hoặc 60 ngày), công ty chủ yếu sử dụng đồng tiền thanh toán là JPY. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ vọng của các khoản chi trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu ảnh hưởng đáng kể. Sự biến động của tỷ giá khiến công ty gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà không lường trước hoặc tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Đã có một vài hợp đồng kinh doanh bị lỗ khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt khiến công ty phải chi trả nhiều hơn mức giá dự kiến trong hợp đồng. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi, sự biến động của giá cả hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên. Khi giá tăng công ty phải chấp nhận giá cao hơn hoặc phải tìm kiếm những nguồn hàng khác thay thế dẫn đến phát sinh nhiều chi phí và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cho công ty.

Tuy nhiên thì hiện nay đồng Yên đang có xu hướng giảm và điều này có lợi cho các công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng khi nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Nhật Bản.

Do hợp đồng L/C thanh toán dựa trên chứng từ nên chỉ cần người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ đầy đủ, theo đúng quy định của công ty khi mở L/C, thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu mà không quan tâm đến số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa mà nhà xuất khẩu giao cho công ty. Chính điều này đã tạo ra nhiều rủi ro đối với công ty về hàng hóa khi nhận hàng của nhà xuất khẩu, kiểm tra thấy chất lượng hàng kém hơn so với yêu cầu, số lượng đồ gia dụng so với hợp đồng thiếu đi, nhưng do đầy đủ giấy tờ chứng từ, tiền hàng đã được thanh toán, vì vậy công ty rất khó để có thể đổi hàng. Công ty có thể kiện đối tác, tuy nhiên việc kiện tụng là khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến uy tín khi công ty không thể giao hàng kịp thời cho khách hàng của mình, việc đền bù có thể không thể tránh khỏi…Điều này gây ra những tổn thất về tài chính cũng như uy tín đối với bạn hàng của công ty. Chính sách của nhà nước về kiểm kê hàng hóa nhập khẩu còn chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho nhiều rủi ro về hàng hóa xảy ra thường xuyên hơn.

Rủi ro do chậm giao hàng:

Người xuất khẩu chậm giao hàng theo tiến độ đã quy đinh trong hợp đồng. Có nhiều nguyên nhân người xuất khẩu đưa ra để biện hộ cho hành vi chậm giao hàng của họ như: những biến động mạnh mẽ về nguồn cung thiết bị y tế giảm dẫn đến giá cả tăng quá nhanh khiến cho không có nguồn hàng, đối tác bên Nhật Bản đã không uy tín vì lợi ích của bản thân mà không giao hàng hay chậm giao hàng cho công ty, khi mở L/C công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng đã không quy định rõ về mức độ xử phạt đối với bên thực hiện sai quy định trong hợp đồng, có trường hợp quy định thời hạn giao hàng chưa phù hợp, và nhiều vấn đề khác… Nhiều bệnh viện đã phàn nàn về lý do công ty chậm giao hàng cho họ, hoạt động của bệnh viện không theo kế hoạch, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, và uy tín của công ty đã bị tổn hại nghiêm trong. Công ty đã và đang tiếp tục tìm kiếm những nguồn hàng mới, những đối tác uy tín hơn và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của công ty để tránh nhưng sai sót không đáng có.

3.4 Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu nhập khẩu từ thị trường Nhật bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng (Trang 25)