Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh thông qua dạy học chương Phép nhân và phép chia các đa thức lớp 8 trung học cơ sở (Trang 122)

10. Cấu trúc luận văn

3.6.Kết luận chung về thực nghiệm

Đa số HS dù ở diện HS trung bình hay khá giỏi đều có tâm lí chung là thích khám phá những điều mới, thích thú và tự tin hơn khi mình vƣợt qua đƣợc những thách thức. Nhƣng có một mâu thuẫn với đối tƣợng HS đại trà là nếu bài toán ở mức độ dễ sẽ không có nhiều thách thức đặt ra với HS, nhƣng nếu bài toán đó khó (với đối tƣợng HS đại trà), không biết bắt đầu từ đâu thì HS không giải đƣợc và sẽ chán nản, không chịu đào sâu suy nghĩ tìm lời giải. Điều đó đòi hỏi GV phải vận dụng các biện pháp sƣ phạm thích hợp, có phƣơng pháp dạy HS tiếp cận từ dễ đến khó, hƣớng dẫn HS cách thực hành, tổ chức cho HS thực hành các thao tác tƣ duy để HS dần dần có thể làm đƣợc độc lập. Qua đợt thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Những biện pháp mà chúng tôi sử dụng trong dạy học chƣơng “Phép nhân và phép chia các đa thức” lớp 8 THCS nhằm phát triển tƣ duy cho học sinh là có thể chấp nhận đƣợc. Các biện pháp trên phát huy tính tích cực, chủ động của HS. HS không chỉ đƣợc học cách giải các dạng toán cơ bản mà qua cách làm việc đó các em đƣợc trao đổi, bàn bạc, học cách phân loại, khái quát thành các dạng và phƣơng hƣớng giải các dạng bài. Đồng thời qua cách làm đó rèn luyện tích cực cho HS các thao tác tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa ,phát huy năng lực học tập của cá nhân mỗi HS, vực HS yếu hơn nhờ có sự hƣớng dẫn cụ thể của thầy về cách phân tích tìm ra lời giải, đồng thời có sự trao đổi hƣớng dẫn của các bạn trong nhóm và nhận xét bổ sung của các nhóm khác. Các biện pháp đó cũng đòi hỏi HS tập nghiên cứu tìm tòi, điều này thúc đẩy tƣ duy các em phát triển. Việc áp dụng các biện pháp đó giúp HS hiểu kiến thức sâu hơn, có cái nhìn xâu chuỗi ,tổng quát hơn với mỗi khối lƣợng kiến thức đồng thời bƣớc đầu giúp HS có một số kĩ năng nhƣ:

Kĩ năng làm việc hợp tác: Qua một số nhiệm vụ đƣợc thực hiện theo từng nhóm, HS học đƣợc cách phối hợp công việc của từng ngƣời trong nhóm để tạo ra kết quả chung, đƣợc bàn luận, đƣợc tiếp sức cho nhau khi trình bày các kết quả của nhóm.

Các em tạo đƣợc thói quen phân tích các dữ kiện của bài toán, phân tích đặc điểm chung, cơ bản giữa các bài toán, đặc điểm riêng của từng bài để định hƣớng cách giải. Các em bƣớc đầu biết tập xâu chuỗi đặc điểm chung giữa các bài toán để tổng hợp phƣơng pháp chung, phân dạng bài…Các em cũng đƣợc tạo cơ hội để hình thành ý thức, thói quen đánh giá lời giải khác để thấy đƣợc điểm tốt, điểm chƣa tốt trong lời giải để từ đó rút ra những nhận xét khi áp dụng vào những trƣờng hợp khác. Phân tích, tổng hợp, đánh giá lời giải, đánh giá phƣơng pháp cũng bƣớc đầu giúp các HS có tƣ duy sáng tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực nghiệm cũng cho thấy một số khó khăn: + Để vận dụng hiệu quả các biện pháp đề xuất trong luận văn đòi hỏi phải phối hợp nhiều phƣơng pháp dạy học thích hợp.

+ GV bắt buộc phải đầu tƣ nhiều hơn cho chuẩn bị giáo án: tìm hiểu chƣơng trình, xây dựng hệ thống bài tập, đầu tƣ thiết kế các hoạt động học tập…để có thể phát triển tƣ duy tốt nhất cho HS.

+ Việc áp dụng các biện pháp để phát triển tƣ duy với đối tƣợng HS đại trà đòi hỏi mất nhiều thời gian, phải kiên trì. Một số GV còn e ngại rằng trong các tiết chính khoá, nếu để HS tranh luận nhiều sẽ mất nhiều thời gian, khó kiểm soát giờ học.

+ Đề kiểm tra sau các tiết thực nghiệm mang tính chủ quan, mới chỉ thể hiện đƣợc phần nào sự phát triển tƣ duy cúa học sinh.

Mặc dù vậy, nhƣng những kết quả thu đƣợc sau đợt thực nghiệm cho thấy: mục đích thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, các biện pháp sƣ phạm đề xuất bƣớc đầu thể hiện tính khả thi vá có hiệu quả. Với đối tƣợng HS đại trà, vận dụng kiên trì và hợp lí các biện pháp đề xuất sẽ phát triển đƣợc tƣ duy

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã thu đƣợc các kết quả sau:

1. Luận văn đã trình bày những khái niệm và tính chất cơ bản của vấn đề tƣ duy, các thao tác tƣ duy, các hình thức tƣ duy thƣờng gặp trong Toán học. Lí luận cho thấy việc phát triển tƣ duy cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông có vị trí rất quan trọng và là một mục tiêu của nền giáo dục phổ thông, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

2. Xây dựng đƣợc một hệ thống gồm 76 bài toán có tiềm năng bồi dƣỡng và phát triển tƣ duy cho học sinh, chỉ ra đƣợc một số phƣơng thức khai thác các bài toán trên nhằm phát triển tƣ duy cho học sinh.

3. Từ các kết quả nghiên cứu trên, luận văn cũng đề xuất, xây dựng một số biện pháp tổ chức thực hành để phát triển tƣ duy choHS trong dạy học chƣơng “Phép nhân và phép chia các đa thức” lớp 8 THCS, trong đó mỗi biện pháp đều nêu rõ cách thức thực hành và kèm theo ví dụ minh hoạ.

4. Thiết kế 2 bài giảng và 2 chuyên đề liên quan đến nội dung chƣơng “ Phép nhân và phép chia các đa thức” vận dụng các biện pháp trên. Các tiết chuyên đề vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác tƣ duy: phân tích , tổng hợp, so sánh ,tƣơng tự hóa, khái quát hóa… Qua đó phát triển tƣ duy cho học sinh.

5. Luận văn trƣớc hết rất có ý nghĩa đối với tác giả, vì nó là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình dạy. Mong rằng luận văn cũng đóng góp một phần nhỏ bé trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, đồng thời có thể là một tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp

6. Luận văn cũng đã thể hiện việc thực nghiệm sƣ phạm các vấn đề trên với đối tƣợng HS đại trà (gồm cả HS trung bình, khá, giỏi) và cho thấy kết quả tƣơng đối khả quan. Qua kết quả các bài kiểm tra, các bài tập nhóm, qua dự giờ, quan sát, phỏng vấn...cho thấy cách dạy học nhƣ trong đợt thực

nghiệm bƣớc đầu giúp HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày quan điểm của mình trƣớc nhóm, trƣớc lớp, tạo thói quen phân tích bài toán, nhận dạng bài toán, tạo thói quen lắng nghe, mạnh dạn nhận xét đánh giá về các lời giải toán, tập sáng tạo bài toán mới. Điều đó phản ánh đúng chất lƣợng của đề tài nghiên cứu.

Những kết quả thu đƣợc cho phép kết luận rằng: Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận đƣợc, mục đích nghiên cứu đƣợc thực hiện, nhiệm vụ của luận văn đã hoàn thành. Về thực chất, điều này có nghĩa là: Xây dựng đƣợc hệ thống các bài toán và đề xuất đƣợc những biện pháp tổ chức thực hành giảng dạy thích hợp khi dạy học chƣơng “Phép nhân và phép chia các đa thức” lớp 8 THCS nhằm phát triển tƣ duy cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng khi dạy học nội dung này.

Do điều kiện về thời gian, luận văn vẫn còn hạn chế nhƣ: Chƣa xây dựng đƣợc hết các bài giảng chuyên đề về các nội dung: Tính chia hết đối với đa thức, các ứng dụng của hằng đẳng thức, các ứng dụng của phân tích đa thức thành nhân tử. Đó là vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy cho học sinh thông qua dạy học chương Phép nhân và phép chia các đa thức lớp 8 trung học cơ sở (Trang 122)