Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU (Trang 40)

- Hội đồng quản trị: có quyền cao nhất trong công ty.

4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Việt Nam (VITAS).

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ liên quan đến các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn REACH đối với hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường EU. Không chỉ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp dệt may mà các cơ quan này cũng cần đưa ra những định hướng cho việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật từ các thị trường khác nhau giúp công ty có hướng đi đúng đắn trong xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình.

Cần có hệ thống văn bản pháp lý về các tiêu chuẩn về hóa chất của nước mình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn REACH của EU để các doanh nghiệp Việt Nam không còn bỡ ngỡ và khó khăn khi gặp phải các quy định chặt chẽ mà EU đặt ra với hàng dệt may. Như vậy khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật, luật REACH khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ cao hơn.

Chính sách đầu tư về tài chính, trang thiết bị và nhân lực vào các trung tâm kiểm định chất lượng của Việt Nam phải được nhà nước quan tâm hơn để đảm bảo các Trung tâm kiểm định này đáp ứng được các yêu cầu của EU. Từ đó sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước ngoài nói chung và công ty TNHH MSA- HAPRO xuất khẩu sản phẩm dệt may sang EU nói riêng đáp ứng được tiêu chuẩn REACH.

Nhà nước cũng cần hỗ trợ tích cực hơn trong việc phát triến ngành, tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong ngành dệt may nói chung và công ty TNHH MSA- HAPRO nói riêng như: Định hướng cho việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình kiểm tra chất lượng đầu vào, sản xuất; giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị máy móc mà trong nước không tự sản xuất được, có những chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa các công ty hoạt động trong ngành.

Kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Hiệp hội dệt may có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất dệt may: giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và cung cấp thông tin về thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu, đứng ra ký kết các đơn đặt hàng lớn hay giải quyết những tranh chấp trong việc xuất khẩu hàng dệt may.

Hiệp hội cần hoạt động chuyên nghiệp, nâng cao vai trò của mình trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở nắm vững luật thương mại trong nước và quốc tế. Nhanh chóng tiếp cận, cập nhật những thông tin, xu hướng về các tiêu chuẩn môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu.

Hiệp hội dệt may cần phổ biến cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng và nội dung của hoạt động vượt rào cản kỹ thuật và đặc biệt là tiêu chuẩn REACH trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU nói riêng. Từ đó, phối hợp đầu tư cải tiến hệ thống trang thiết bị phục vụ kiểm tra hóa chất có trong nguyên vật liệu và sản phẩm xuất khẩu, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài.

Hiệp hội cần thúc đẩy việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành, liên kết giữa doanh nghiệp với Hiệp hội trong việc thực hiện các rào cản kỹ thuật cũng như quy định của tiêu chuẩn REACH. Cần tăng cường tiến hành các buổi tọa đàm cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp cùng trao đổi với nhau về các cách thức nâng cao hơn nữa khả năng thực hiện luật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt mặc sang thị trường EU

Thêm vào đó, Hiệp hội cần hỗ trợ và triển khai đào tạo kỹ thuật cho những nhân viên giám định chất lượng để có được đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực chuyên môn sâu trong lĩnh vực kiểm tra hóa chất có trong sản phẩm dệt may xuất khẩu và quá trình đáp ứng tiêu chuẩn REACH trong các công ty dệt may xuất khẩu sang EU,trong đó có công ty TNHH MSA- HAPRO.

Để các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường EU nói chung và công ty TNHH MSA- HAPRO nói riêng có thể phát triển hơn nữa thì sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan là rất cần thiết.

KẾT LUẬN

Vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn REACH hiện nay đang là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Vì tiêu chuẩn REACH này được đề ra nhằm cải thiện việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, REACH thay cho hơn 40 luật về hóa chất trước đó ở EU do đó nó có ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đáp ứng khi xuất khẩu sang thị trường này.

Nhận thấy đây là vấn đề cần thiết phải quan tâm, công ty TNHH MSA- HAPRO đã tiến hành những hoạt động giám sát, kiểm tra hóa chất từ nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm cuối cùng để xuất khẩu sang các thị trường,đặc biệt là thị trường EU. Trong thời gian thực hiện đề tài này em đã nhận thấy những thành công và tồn tại của công ty cũng như đề xuất một số giải pháp để đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn REACH khi xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị trường EU.

Do thời gian tìm hiểu không được dài cùng với kiến thức còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ dạy và bổ sung của các thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài này tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w