Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU (Trang 31)

- Hội đồng quản trị: có quyền cao nhất trong công ty.

3.3.2. Những tồn tạ

Thứ nhất, mặc dù quy định về đăng ký, đánh giá, cấp phép, cho hóa chất đã có hiệu lực từ tháng 6/ 2007 nhưng hiện nay hầu như các hướng dẫn về quy định này ở Việt Nam chưa có nhiều. Các hướng dẫn chủ yếu công ty tiếp cận được là từ phía đối tác đặt hàng cũng như tìm hiểu từ cổng thông tin chính thức của ECHA (echa. europa. eu). Các tài liệu bằng tiếng Việt về quy định này cũng không nhiều vì vậy công ty rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin do rào cản về ngôn ngữ.

Thứ hai, vấn đề kiểm soát nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như tìm kiếm lựa chọn các đối tác cung ứng tuy đã được đặc biệt chú ý nhưng vẫn vấp phải nhiều khó khăn cần phải chủ động tăng cường hơn nữa. Khi nhận nguyên vật liệu sản xuất từ các đối tác nước ngoài, đa số đều có giấy phép từ các cơ quản kiểm định hóa chất, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân một số đối tác không có đủ các giấy phép cần thiết. Công ty khi nhận các nguyên vật liệu này rất khó kiểm tra đầy đủ các chất có trong hàng hóa do số lượng hàng hóa lớn, danh mục số chất có trong hàng hóa cũng rất lớn khiến việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Nếu kiểm tra hết tất cả hàng hóa, hóa chất để đảm bảo đúng với giấy phép nhận được từ phía cung cấp công ty sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức. Việc quản lý chất lượng đã được chú trọng hơn trong từng khâu nhưng việc đáp ứng những tiêu chuẩn về hóa chất vẫn phụ thuộc lớn vào sự đảm bảo của các nhà cung ứng nên vẫn bị động, còn nhiều hạn chế. Do đó việc quản lý chất lượng thiếu đồng bộ, gây sơ hở một số công đoạn làm ảnh hưởng tới xuất khẩu.

Thứ ba, tiêu chuẩn REACH của EU có nhiều điều khoản khắt khe về hóa chất tuy nhiên khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này công ty vẫn bị động đáp ứng những yêu cầu của nhà nhập khẩu cũng như tiêu chuẩn đưa ra mà chưa chủ động hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty đang áp dụng trong sản xuất dẫn đến những ứng phó không kịp khi có thay đổi bất ngờ xảy ra.

Thứ tư, trong thời gian qua việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào nhằm giảm những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu còn có nhiều hạn chế: nguồn nhân lực cho vấn đề kiểm tra chất lượng an toàn cho các sản phẩm dệt may sang thị

trường EU đã được chú trọng nhưng nhìn chung nhân lực công ty vẫn thiếu những cán bộ chuyên trách, các chuyên gia am hiểu về tiêu chuẩn, lao động có tay nghề cao; thiếu vốn đầu tư các trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cũng làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu.

Thứ năm, sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để đáp ứng tiêu chuẩn của REACH còn thiếu. Sự liên kết với Hiệp hội dệt may cũng như các doanh nghiệp cùng ngành để trao đổi thông tin và cũng đưa ra những giải pháp vượt qua những rào cản kỹ thuật mà EU đặt ra thì công ty chưa thực sự có sự hợp tác.

Một phần của tài liệu Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU (Trang 31)

w