Xác định khoảng cách trồng phù hợp cho từng giống đu đủ là một trong những biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần thể cây trồng, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tăng số lá hữu hiệu và chỉ số diện tích lá [1], [3].
Khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại và khả năng chống đổ của cây...từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất vườn quả [32].
Về khả năng chống chịu của cây trồng nói chung và cây đu đủ nói riêng, có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đều có chung nhận xét: gieo trồng với khoảng cách quá dày sẽ tạo môi trường thích hợp cho sâu bệnh phát
triển do quần thể cây trồng không được thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau dẫn đến chết lụi nhiều.
Theo D.O. Evans, 1989 khi nghiên cứu khoảng cách trồng đối với cây đu đủ kết quả cho thấy: ở công thức trồng dày và công thức trồng thưa, ngoài sự khác nhau về tỷ lệ N, C/N thì ở công thức trồng dày tỷ lệ nhiễm các bệnh virus và nấm nặng hơn công thức trồng thưa [31].
Một trong những biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong nông nghiệp có hiệu quả thiết thực nhất là gieo trồng với khoảng cách hàng cách hàng và cây cách cây phù hợp. Tránh trồng trọt với khoảng cách quá dày hoặc quá thưa tạo mầm mống cho sâu bệnh hại phát triển và lãng phí đất.
Khoảng cách trồng và năng suất đu đủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giảm bớt khoảng cách giữa các cây, các hàng trong một giới hạn nhất định sẽ làm tăng năng suất, vượt quá giới hạn đó năng suất sẽ không tăng thậm chí có thể giảm do sâu bệnh và dịch hại [31].
Bảng 2.3 Khoảng cách và mật độ trồng đu đủ trong sản xuất
Khoảng cách cây (m) Khoảng cách hàng (m) Mật độ (cây/acre) 1,5 3 871 1,8 3 726 2,1 3 622 1,5 3,3 792 1,8 3,3 660 2,1 3,3 566
Theo Farzana Pahwar, 5/2005
Khoảng cách trồng có ý nghĩa quyết định đến diện tích lá, cấu trúc quần thể, chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô trong quần thể vườn đu đủ. Để lựa chọn khoảng cách trồng đu đủ phù hợp cần phải tính đến đặc điểm sinh trưởng của từng giống cũng như mục đích sản xuất để lá của cây đu đủ không che khuất lẫn nhau, tạo sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp và khả năng chống bệnh, tạo ra hiệu ứng rìa làm tăng năng suất.
Khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất phụ thuộc vào từng giống, từng mục đích sử dụng và điều kiện đất cụ thể mà trên thế giới hiện nay đang
áp dụng các khoảng cách trồng khác nhau. Khoảng cách trồng thường sử dụng là 2,4m x 2,4m. Tuy nhiên ở một số quốc gia, đất sản xuất đu đủ có tầng canh tác dày, nhiều mùn và dinh dưỡng như ở Queen Land, Ấn Độ... các chủ trang trại sử dụng bộ giống thấp cây và áp dụng khoảng cách trồng 1,8m x 1,8m và 1,0m x 1,0m [16], [32].
Ở Việt Nam, khoảng cách trồng đu đủ trong sản xuất hiện nay là 2,0m x 2,0m; 2,0m x 2,5m; 2,5m x 2,5m và 2,5m x 3,0m.
Theo Công ty giống cây trồng Nông Hữu, hai khoảng cách trồng đu đủ đang áp dụng cho các giống công ty cung cấp cho thị trường hiện nay là: 1,5m x 2,0m; 2,0m x 2,0m đối với sản xuất quả lấy nhựa và 2,5m x 3,0m đối với sản xuất quả phục vụ ăn tươi và chế biến.
Việc xác định khoảng cách trồng phù hợp với từng mục đích sản xuất đu đủ cớ ý nghĩa rất quan trọng.
Đối với các khoảng cách áp dụng trong sản xuất hiện nay, giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ hầu như chưa có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, khi vườn cây đã chuyển sang giai đoạn sản xuất quả, khoảng cách trồng có vai trò quyết định rất lớn tới năng suất vườn cây. Nếu khoảng cách trồng quá dày, cây vươn cao, chiều cao đóng quả tăng, tuổi thọ của lá giảm, sự va chạm giữa các lá làm rách lá, ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp. Khoảng cách trồng dày còn làm gia tăng diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng. Nguồn bệnh lây lan rộng và phát tán nhanh. Nhưng nếu trồng với khoảng cách quá xa tạo cơ hội cho cỏ dại phát triển và không đảm bảo sản lượng quả trên một đơn vị diện tích. Mặt khác do đặc điểm sinh trưởng của đu đủ, bộ lá của cây lớn, trồng khoảng cách phù hợp làm tăng khả năng che phủ đất của cây, hạn chế sự mất nước bề mặt của đất và cây sinh trưởng rất tốt. Ngược lại, nếu khoảng cách trồng quá xa thì khả năng che phủ đất của cây kém, đất nhanh bị khô do mất nước bề mặt, giảm khả năng sinh trưởng của cây nếu ta không bổ sung nước kịp thời [16].
PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 7 tổ hợp lai và 2 dòng bố mẹ của tổ hợp VNĐĐ10 do Viện nghiên cứu lúa trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung cấp được thể hiện trong bảng sau: