T i= ( × Di + ips + PClđi) × Khti m
3.1.1. Về tình hình quản lý lao động
Công ty có số lượng lao động, cơ cấu lao động như đã trình bày là tương đối hợp lý với điều kiện, ngành và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Lao động trong Công ty hàng năm không có sự biến động lớn, tương đối ổn định về số lượng, chất lượng.
Cách xây dựng định mức, định biên lao động là hợp lý, tuân thủ theo quy định của Nhà nước.
Với đặc điểm sản xuất liên tục theo dây chuyền, việc phân chia thời gian lao động theo 3 ca/ngày là phù hợp. Tuy nhiên, việc công nhân được phép đăng ký làm thêm ca
hay không đăng ký thì có thể ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của Công ty, vì đặc điểm sản xuất liên tục theo dây chuyền.
Công ty thường ưu tiên tuyển dụng lao động bên trong hơn, đây cũng có thể là một hạn chế trong điều kiện Công ty đang dần thay thế công nghệ sản xuất mới, hiện đại hơn và tình hình khoa học công nghệ, kỹ năng lao động ngày một phát triển như hiện nay.
Bên cạnh đó, tôi nhận thấy về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty còn một số vướng mắc. Nhìn lại sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tôi thấy rằng:
+ Phó Giám đốc Tiêu thụ phụ trách Phòng Kinh doanh - Thị trường và Bộ phận bán hàng, trong khi đó Phòng Kinh doanh - Thị trường vẫn chịu sự điều hành trực tiếp từ Giám đốc. Như vậy ở đây đã có sự chồng chéo về quyền hạn quản lý của hai cấp trên của Phòng Kinh doanh - Thị trường, vi phạm nguyên tắc một thủ trưởng của mô hình quản lý trực tuyến (mà Công ty đang áp dụng mô hình trực tuyến – chức năng).
+ Chức năng nhiệm vụ của Phó Giám đốc Tiêu thụ và Phòng Kinh doanh - Thị trường nhìn chung là giống nhau: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
+ Bên cạnh đó, qua quá trình thực tập tại Công ty, tôi thấy rằng Bộ phận bán hàng chịu sự quản lý của Phòng Kinh doanh - Thị trường (trong việc ghi chép sản lượng bán, giá cả, khuyến mại) và một phần chịu sự quản lý của Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê trong việc ghi chép hóa đơn).
Vì vậy, theo tôi thì việc lập ra chức danh Phó Giám đốc Tiêu thụ là không cần thiết.