BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI BỊ OAN
3.2.3. Có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, thu hút những ngƣời có tài, có đức vào làm việc trong các cơ quan tiến hành tố
những ngƣời có tài, có đức vào làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng
Hiện nay nƣớc ta đang đối mặt với tình trạng ngƣời trẻ, có tài không mặn mà làm việc trong khu vực công, trong đó có lĩnh vực tƣ pháp hình sự. Vấn đề này cần giải quyết đồng bộ trên nhiều lĩnh vực khoa học về quản lý và chính sách tiền lƣơng, cũng nhƣ chính sách đối đãi ngƣời có tài, có đức. Tuy nhiên ở đây vẫn cần đề cập tình trạng tuyển dụng thiếu minh bạch và
thậm chí là yếu tố tham nhũng trong công tác tuyển chọn cán bộ của một số cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự. Tình trạng này dẫn tới hệ lụy tiêu cực là “bài toán thừa, thiếu giả” cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát. Báo cáo của các cơ quan tòa án, viện kiểm sát những năm gần đây luôn đề cập tình trạng thiếu trầm trọng, thậm chí “phải vơ vét” cán bộ. Tình trạng quá tải trong giải quyết công việc, sức ép về kế hoạch, tiến độ đôi khi dẫn tới oan. Tuy thế nhƣng thực tế với hàng chục cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, với hàng ngàn cử nhân luật tốt nghiệp mỗi năm tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành cũng là sự thật. Vậy rõ ràng là bài toán thừa thiếu ở đây chính là do yếu tố tuyển dụng. Nếu cứ nhắm mắt tuyển dụng ngƣời vì những thứ gọi là “quan hệ”, “đối ngoại”, “chạy chức, chạy việc” hiện nay thì tất yếu ngành tƣ pháp của chúng ta sẽ còn tồn tại những công chức hành nghề công lý nhƣng lấy lợi ích kinh tế là mục tiêu hơn là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngƣời lƣơng thiện.