Xây dựng chế định bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong Luật

Một phần của tài liệu Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự (Trang 72)

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI BỊ OAN

3.1.3.Xây dựng chế định bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong Luật

ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong Luật bồi thƣờng nhà nƣớc trên cơ sở kế thừa Nghị quyết 388

Nhƣ đã phân tích trong phần Những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người bị oan và nguyên nhân của những tồn tại đó thì bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 388 với tính chất là văn bản trọng tâm đột phá của chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời bị oan còn gặp những vƣớng mắc, tồn tại do Nghị quyết còn thiếu nhiều quy định cụ thể đồng thời nhiều quy định lại không chặt chẽ, rõ ràng cần sửa đổi hoàn thiện. Sau 5 năm phát huy những mặt tích cực, Nghị quyết 388 coi nhƣ đã hoàn thành xứ

mệnh của nó, nay chúng ta cần có một văn bản quy định rộng hơn, bao quát mọi lĩnh vực hoạt động nhà nƣớc gây ra oan ức và thiệt hại cho dân để xác định trách nhiệm bồi thƣờng. Văn bản đó có thể là Luật bồi thường nhà nước nhƣ một số quốc gia trên thế giới, hoặc có tên gọi khác, quy mô khác song cần bảo đảm mấy yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc xác định các trƣờng hợp bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra cần đƣợc xác định rõ hơn, cần làm rõ hoặc thay thế khái niệm “không thực hiện hành vi phạm tội” trong Điều 1 Nghị quyết 388 cho phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong các trƣờng hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bản án xác định bị cáo, ngƣời bị kết án không có tội. Theo đó nên nêu rõ các trƣờng hợp đƣợc coi là oan gồm: Thực hiện hành vi không cấu thành tội phạm và không có sự việc phạm tội.

Thứ hai, thiệt hại về vật chất đƣợc bồi thƣờng phải đƣợc quy định chi tiết thành các loại thiệt hại nhƣ: thiệt hại do tài sản bị xâm hại, hƣ hỏng, hủy hoại; thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất (hoặc gọi là thu nhập xác định đƣợc); thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thứ ba, đối với trƣờng hợp ngƣời lao động không có thu nhập thƣờng xuyên thực tế, không có việc làm nhƣ tại Thông tƣ 01 đã đề cập “Ngƣời bị oan chƣa có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó hàng tháng không có thu nhập ổn định” thì vẫn phải xem xét mức bồi thƣờng vì đã bị oan tức là có thiệt hại nhất định về vật chất. Tránh lặp lại quy định nhƣ Thông tƣ 01 là “không đƣợc bồi thƣờng”.

Thứ tư, mức bồi thƣờng do tổn hại về tinh thần cũng cần xem xét kỹ nhất là trƣờng hợp tổn thất do tính mạng bị xâm phạm. Tổn thất này không thể coi là nhỏ.

Thứ năm, cần quy định rõ trách nhiệm của địa phƣơng nơi cƣ trú và cơ quan, đơn vị nơi ngƣời bị oan công tác trong việc phối hợp tổ chức xin

lỗi, cải chính công khai cho họ để bảo đảm ngƣời bị oan đƣợc phục hồi danh dự đúng nguyện vọng và có cơ hội gây dựng lại uy tín với cộng đồng.

Thứ sáu, cần có văn bản quy định, hƣớng dẫn cụ thể về trách nhiệm hoàn trả của ngƣời có thẩm quyền trong tố tụng hình sự đã gây ra oan cho công dân, đồng thời quy định rõ vấn đề xử lý trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật của cán bộ trực tiếp gây ra oan và trách nhiệm của những ngƣời liên đới trong việc thụ lý, phụ trách vụ án oan.

Một phần của tài liệu Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự (Trang 72)