Trách nhiệm của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp khi ngƣời bị oan khởi kiện tại Tòa

Một phần của tài liệu Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự (Trang 74 - 75)

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI BỊ OAN

3.2.1 Trách nhiệm của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp khi ngƣời bị oan khởi kiện tại Tòa

ngƣời bị oan khởi kiện tại Tòa

Về nguyên tắc việc bồi thƣờng đƣợc tiến hành theo hình thức thƣơng lƣợng giữa ngƣời bị oan và cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng. Điều này đã đƣợc quy định trong Nghị quyết 388 và cần đƣợc tiếp tục ghi nhận trong các văn bản khác bởi quy định nhƣ vậy để thuận tiện cho cả hai phía trong việc giải quyết hậu quả đã xảy ra. Tuy nhiên hầu nhƣ việc thƣơng lƣợng rất khó thành, bởi thực tế ngƣời bị oan luôn muốn đƣợc bồi thƣờng nhiều nhất những thiệt hại đã mất nhƣng nhiều khi họ lại không có căn cứ để chứng minh thiệt hại thực tế đã mất do họ làm nghề tự do, nghề kinh doanh… Chính vì thế mà hầu hết cả các trƣờng hợp thƣơng lƣợng không thành khi áp dụng Nghị quyết 388 là do các bên không thống nhất đƣợc mức bồi thƣờng. Có khi mức các bên đƣa ra chênh lệch theo tỷ lệ 1/100, nhƣ các vụ việc đã từng đƣợc công luận nêu và có trích dẫn trong luận văn này. Việc thƣơng lƣợng không thành thì ngƣời bị oan có quyền và tất nhiên họ sẽ khởi kiện ra Tòa án. Nhƣng vấn đề mấu chốt ở đây là theo quy định hiện hành thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án lại là Tòa án cấp huyện và tƣơng

đƣơng mà nhiều khi đƣơng sự (bị đơn của họ) lại là Tòa án nhân dân cấp cao hơn hoặc Viện kiểm sát cấp cao hơn. Trong bối cảnh thực tiễn nƣớc ta, điều này trong thực tế khó đƣợc giải quyết triệt để nên Tòa án chƣa phát huy hết vai trò và tính chất là cơ quan phán quyết cuối cùng của việc minh oan và giải quyết bồi thƣờng cho ngƣời bị oan. Vì thế cho nên việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thƣờng trong trƣờng hợp ngƣời bị oan khởi kiện cũng cần nghiên cứu thêm. Song thiết nghĩ, với vị trí độc lập của mình thì Tòa án dù cấp nào cũng phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là xét xử khách quan, công minh, đúng pháp luật. Xét đến cùng thì Tòa án chính là nơi nƣơng tựa cuối cùng của ngƣời bị oan trong hành trình tìm lại công lý.

Một phần của tài liệu Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)