Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với các cơn dốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống NHTM phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.
Năm 2008, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính thế kỷ, các NHTM của Việt Nam không chịu tác động trực tiếp do:
Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống NH nói riêng với nền kinh tế và hệ thống NH Mỹ và thế giới chưa sâu. Các NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, lượng vốn của các NHTM Việt Nam vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống NHTM.
Thứ hai, các NHTM và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá. Mặt khác, cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ NH chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ. Các NHTM Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra.
Tuy nhiên tác động gián tiếp lại khá lớn. Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng. Đồng USD có thể giảm giá mạnh dẫn tới nhiều người dân có thể rút USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD để gửi VND vào, làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn..
NHẬN XÉT
Ở tầm vĩ mô, khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế và lĩnh vực tài chính NH sẽ được mở cửa và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Các NHTM Việt Nam sẽ đứng trước rất nhiều cơ hội để có thể hội nhập sau rộng vào thị trường tài chính thế giới, có cơ hội hợp tác với các NH lớn của thế giới qua đó tiếp thu kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ tiến tiến của thế giới. Mặt khác các NHTM của Việt Nam có thể gia tăng cơ hội mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, gia nhập WTO các NHTM Việt Nam đã đang và sẽ đứng trước những thách thức rất lớn như đã trình bày ở trên. Những thách này đến từ chính những vấn đề còn tồn tại của chính các NHTM Việt Nam cũng như từ những yếu tố khách quan do quá trình hội nhập WTO của Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính NH nói riêng gây nên. Điều này sẽ gây ra những rủi ro không nhỏ cho các NHTM Việt Nam trong quá trình hoạt động.
Để có thể phát triển một cách bền vững, các NHTM Việt Nam cần thực hiện những biện pháp nhằm tranh thủ cơ hội và giảm thiểu đến mức tối đa các rủi
ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Những biện pháp này xuất phát từ chính những biện pháp nhằm khắc phục những yếu điểm của các NHTM Việt Nam cũng như tận dụng những điểm mạnh của các NHTM đang có từ đó biến những yếu điểm này thành thế mạnh của các NHTM.
CHƯƠNG 3