* Mô tả một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu: - Tuổi, giới, vị trí bên liệt, vị trí nhồi máu bán cầu.
- Thời gian từ khi bị tai biến đến khi PHCN (lúc vào viện). - Một số yếu tố nguy cơ chính của TBMMN:
+ Tăng huyết áp: Bằng máy đo huyết áp tại thời điểm vào viện và tại cộng đồng sau TBMMN ba tháng và một năm. Tại mỗi thời điểm, bệnh nhân được kiểm tra huyết áp ở tư thế nằm ít nhất hai lần sau khi nghỉ ngơi 30 phút. Đánh giá mức độ tăng huyết áp theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của TCYTTG, mức huyết áp tâm thu được xác định là tăng khi lớn hơn 140mmHg, mức huyết áp tâm trương được xác định là tăng khi lớn hơn 90 mmHg.
+ Đái tháo đường: Được xác định dựa vào tiền sử bệnh nhân, triệu chứng lâm sàng và ít nhất có hai lần xét nghiệm đường máu lúc đói lớn hơn hay bằng 6,7 mmol/L ( ≥ 126 mg/dL).
+ Bệnh tim: Bao gồm bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, dày thất trái và rối loạn nhịp tim được các thầy thuốc chuyên khoa Tim mạch xác định.
+ Tăng cholesterol máu: Xác định khi hàm lượng cholesterol máu lớn hơn hay bằng 5,2 mmol/l.
- Tình trạng trương lực cơ theo thang điểm Ashworth cải tiến [29]. (phụ lục 6)
* Lượng giá chức năng:
- Đánh giá thiếu sót thiếu Đánh giá thiếu sót chức năng vận động tay theo Fugl- Meyer Arm test: Có nhiều phương pháp đánh giá chức năng bàn tay như thang điểm vận động bàn tay HMS (Hand Movement Scale), thang điểm khả năng vận động bàn tay ARA test (Action Research Arm test), thang
điểm chức năng vận động tay Fugl- Meyer Arm test...chúng tôi chọn cách đánh giá chức năng vận động tay theo Fugl- Meyer Arm test vì đây là phương pháp đánh giá chi tiết và chính xác các cử động ở tay.
Quy trình đánh giá gồm 9 nội dung với tổng cộng 66 điểm (phụ lục 4) - Đánh giá tình trạng độc lập chức năng các hoạt động sống cơ bản hàng ngày (ADL): Theo thang điểm dánh giá mức độ độc lập trong các hoạt động sống hàng ngày của Barthel [46].(phụ lục 2)
- Các bệnh nhân đều được đánh giá tình trạng khiếm khuyết thần kinh khi vào viện theo thang điểm Orgogozo [41].(phụ lục 3)
-Đánh giá tình trạng nhận thức cơ bản của bệnh nhân theo trắc nghiệm Folstein: tổng số điểm là 30 cho 11 mục của 6 lĩnh vực được kiểm tra-theo quy ước điểm số kết quả nếu bằng hoặc dưới 24 là có các rối loạn nhận thức [].(phụ lục)
- Đánh giá tình trạng khiếm khuyết ngôn ngữ qua khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ dựa theo thang điểm Orgogozo.
+ Khiếm khuyết khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ được phân ra ba mức:
Bình thường (10 điểm) Nói khó (5 điểm)
Không nói được (0 điểm).
+ Đánh giá kết quả: Những bệnh nhân đạt được mức giao tiếp bằng ngôn ngữ tối đa theo thang điểm này (10 điểm) được coi là không bị khiếm khuyết khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tất cả những bệnh nhân có điểm mức giao tiếp bằng ngôn ngữ theo thang điểm Orgogozo không đạt mức tối đa ( nhỏ hơn 10) đều được coi là có khiếm khuyết khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Tìm hiểu mối liên quan giữa phục hồi chức năng với tình trạng thiếu sót chức năng vận động tay và độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày sau TBMMN ba tháng.
- Tình trạng thiếu sót chức năng vận động tay được đánh giá theo thang điểm Fugl-Meyer Arm test.
- Tình trạng độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày: Theo chỉ số đánh giá mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của Barthel.
* Bước đầu đánh giá, so sánh hiệu quả và mối tương quan của phục hồi chức năng sớm và phục hồi chức năng muôn đối với tình trạng thiếu sót chức năng vận động tay và độc lập chức năng các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày sau TBMMN ba tháng theo thuật toán tương quan và hồi quy.