tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân TBMMN thường bị nhiều thiếu sót thần kinh, làm rối loạn tới các chức năng. Trong đó có chức năng vận động chi trên, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác.
Theo Nguyễn Văn Triệu và Nguyễn Xuân Nghiên (2005) thấy tỷ lệ khiếm khuyết chức năng chi trên và chi dưới khi vào viện lần lượt là 95 và 94%, sau TBMMN một năm tỷ lệ này lần lượt là 66,5% và 54,5%.[24]
Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm, Cao Minh Châu, Nguyễn Văn Triệu (2008) tỷ lệ khiếm khuyết chức năng vận động chi trên là 66,1% và chi
dưới là 64,2%, độc lập hoàn toàn là 31%, độc lập di chuyển là 37,1%, trở lại công việc là 22,4%.[9]
Người ta tin rằng có sự phục hồi chi trên tự nhiên sau tai biến mạch máu não. Sự phục hồi này lần đầu tiên được Twitchell (1951) mô tả thông qua quan sát lâm sàng và nó tiếp tục được sử dụng để hướng dẫn và làm các thử nghiệm can thiệp mặc dù thiếu sự nghiên cứu trước đó.
Hấu hết các nghiên cứu đều thấy phục hồi chi trên sau tai biến điển hình diễn ra trong ba tháng đầu sau đột quị. Tuy nhiên các nghiên cứu kéo dài hơn một năm có sử dụng luyện tập thấy sự phục hồi có thể vượt quá thời gian ba tháng. Có sự khác nhau giữa phục hồi chi trên và chi dưới: phục hồi chi dưới sớm nhất và gần như hoàn toàn, tiếp theo là phục hồi chi trên.
Broeks J.G và cộng sự đã đánh giá phục hồi chức năng và vận động chi trên ở 54 bệnh nhân tai biến mạch máu não. Sau một thời gian dài theo dõi các tác giả thấy hầu hết sự cải thiện vận động tay xảy ra trong vòng 16 tuần [31]. Gowland đã chia quá trình phục hồi ra làm bảy giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn có những biểu hiện lâm sàng khác nhau [].
• Giai đoạn 1: liệt mềm, chưa có vận động chủ động.
• Giai đoạn 2: Xuất hiện co cứng, chưa có vận động chủ động nhưng nếu kích thích và tạo thuận sẽ xuất hiện vận động theo mẫu vận động nguyên thủy, mẫu vận động nguyên thủy này dập khuôn của mẫu vận động gấp và duỗi, liên quan đến sự phục hồi phản xạ của tủy sống và thân não.
• Giai đoạn 3: Co cứng rõ, các mẫu vận động nguyên thủy có thể xuất hiện. Trong hầu hết các trường hợp vận gấp thường trội hơn ở tay và đồng vận duỗi trội hơn ở chân.
• Giai đoạn 4: Co cứng giảm, mẫu đồng vận động có thể bị mất nếu có vận động chủ động thay thế sự phục hồi phản xạ chỉnh thể phát
triển, biến đổi và hội nhập một phần với các phản xạ của tủy sống và thân não.
• Giai đoạn 5: Co cứng giảm nhiều nhưng còn rõ khi vận động nhanh và hết tầm vận động. Xuất hiện các phản xạ về thăng bằng và có thể thực hiện các vận động chức năng khác nhau.
• Giai đoạn 6: Hết co cứng, tư thế và các vận động của người bệnh trở lại bình thường trừ những vận động nhanh phức tạp.
• Giai đoạn 7: Các vân động nhanh và phức tạp có thể thực hiện được.
* Hiệu quả của PHCN đối với chức năng vận động chi trên.
Các tác giả Fasoli SE, Krebs HI, Stein J, Frontera WR, Hughes R, Hogan N cho rằng các bài tập luyện tập đi lặp lại đều đặn có thể giúp phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân hơn một năm sau TBMMN [26].
Nghiên cứu của các tác giả Page SJ, Sisto S, Levine P, McGrath RE cho thấy tăng cường tập luyện PHCN cho bệnh nhân TBMMN góp phần làm tăng mức hồi phục chức năng vận động bàn tay [43].
Xu BH, Yu RQ, YU W, Xie B và Huang YX nghiên cứu thấy tập luyện phục hồi chức năng sớm góp phần làm giảm các biến chứng và tăng cường khả năng hồi phục chức năng vận động. Điểm Fugl-Meyer cho vận động tăng đáng kể ở nhóm được PHCN sớm so với nhóm chứng. Hơn nữa, hội chứng vai-tay (một trong những yếu tố làm hạn chế nghiêm trọng chức năng vận động tay) ở nhóm PHCN sớm thâp hơn rõ rệt so với nhóm chứng [47].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU