Công cụ quản lý kinh tế của Nhà nớc ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

III. Chức năng, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2. Công cụ quản lý kinh tế của Nhà nớc ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2. Công cụ quản lý kinh tế của Nhà nớc ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. nghĩa xã hội.

- Kế hoạch và thị trờng.

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng Xã hội Chủ nghĩa đòi hỏi phải sử dụng hai công cụ quản lý cơ bản là kế hoạch và thị trờng. Việc sử dụng hai công cụ quản lý này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý nền kinh tế phát triển theo kế hoạch.

- Xây dựng kinh tế Nhà nớc và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả. Đây là những thành phần kinh tế có vai trò quyết định nhất đối với việc quản lý nền kinh tế thị trờng có nhiều thành phần kinh tế phát triển theo định h- ớng Xã hội Chủ nghĩa.

- Hệ thống pháp luật.

Nhà nớc phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết hoạt động của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển theo định hớng Xã hội Chủ nghĩa, phát triển mặt tích cực và ngăn chặn tiêu cực của cơ chế thị trờng, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại sao cho nền kinh tế khong bị lệ thuộc và nớc ngoài.

- Các công cụ tài chính. + Hệ thống thuế:

Chính sách thuế đúng đắn không chỉ có mục đích tạo nguồn thu ngân sách mà còn khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, điều tiết tiêu dùng, khắc phục có hiệu quả các hiện tợng tiêu cực trong nền kinh tế, thu hút đợc nhiều vốn đầu t nớc ngoài.

+ Ngân sách Nhà nớc.

Ngân sách Nhà nớc là công cụ rất quan trọng để tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trởng và công bằng xã hội, là hình thức cơ bản để hình thành và sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung nhằm mở rộng sản xuất theo định hớng Xã hội Chủ nghĩa và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Các công cụ tiền tệ.

Trong nền kinh tế thị trờng, tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế. Bằng công cụ tiền tệ, Nhà nớc có thể hớng dẫn nền kinh tế phát triển theo hớng Xã hội Chủ nghĩa.

Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.

Để thực hiện tốt chiến lợc kinh tế mở, xúc tiến các quan hệ kinh tế đối ngoại, Nhà nớc phải sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là: thuế xuất - nhập khẩu, hạn ngạch (quota), tỷ giá hối đoái, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu ..vv..

Thông qua những công cụ này, Nhà nớc có thể khuyến khích việc xuất, nhập khẩu đồng thời lại bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất nội địa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, thu hút vốn đầu t của nớc ngoài ngày càng nhiều đồng thời vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc theo định hớng xã hội chủ nghĩa.

Kết luận

Thực tế cho thấy, không có nền kinh tế thị trờng nào chỉ hoạt động theo sự chỉ đạo của một "bàn tay vô hình". Tất cả các nền kinh tế thị trờng của các n- ớc đã và đang phát triển đều có sự quản lý, điều khiển, can thiệp của chính phủ ở các phạm vi, mức độ khác nhau và các phơng thức khác nhau. Song không có mô hình nào chung có thể áp dụng cho toàn thế giới: căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của mình, mỗi nớc phải tìm ra cho mình một cách thức tiêng để can thiệp vào thị trờng, định hớng nền kinh tế đến các mục tiêu mong muốn trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan của thị trờng.

Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trờng trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của Nhà nớc là sự lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất cần thiết và tất yếu, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nớc ta trên con đờng đi nên chủ nghĩa xã hội. Quá trình chuyển đổi đó là kết quả lao động và trí tuệ do quần chúng nhân dân sáng tạo dới sự lãnh đạo của Đảng ta. Con đờng đi tới còn phải trải qua nhiều thử thách gian lao quyết liệt. Nhng sự đoàn kết trong cộng đồng dân tộc để tạo ra sự phát triển ổn định về mọi mặt, đó là nhân tố phát triển vững bền của nớc ta.

Đây là một đề tài rộng với vốn kiến thức còn hạn hẹp, em tự thấy không thể tránh khỏi những sai sót trong bài đề án này. Vì vậy, em rất mong thầy sửa chữa những sai sót của em để hoàn thành bài viết tốt hơn.

Hà nội, ngày 20 tháng 08 năm 2001

Sinh viên

Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng kinh tế chính trị của thầy giáo Vũ Hồng Bân 2. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - LêNin. NXB Giáo dục

3. Những vấn đề cơ bản về kinh tế nớc ta hiện nay. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

4. Kinh tế học - David Begg I

5. Kinh tế chính trị Mác - LêNin - Bộ Giáo dục và Đào tạo 6. Một số tài liệu tham khảo khác

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 1

Một phần của tài liệu Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w