Hệ số đảm nhiệm vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 71)

III. Tài sản dài hạn

10. Hệ số đảm nhiệm vốn

=(3)/(1) lần 0,28 0,26 0,26 0,25

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011

- Qua bảng phân tích ta thấy trong những năm gần đây vốn lưu động của công ty đã tăng đều đặn và khá ổn định. Doanh thu qua các năm tăng lên khá nhanh và do đó mà vòng quay vốn lưu động cũng tăng lên. Tuy nhiên mức độ tăng lên không đáng kể. Vòng quay vốn lưu động dao động tương ứng với hiệu suất vốn lưu động. Năm 2008 vốn lưu động bình quân của công ty CP Sơn Tổng

63

hợp Hà Nội quay được 3,56 vòng. Sau đó tăng dần những năm tiếp theo là 3,88 vòng vào năm 2009; năm 2010 là 3,90 vòng và năm 2011 là 4,0 vòng.

- Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2008 là 21,61 vòng, giảm xuống còn 16,49 vòng năm 2009 rồi tăng nhẹ lên 16,63 vòng năm 2010 và tăng mạnh lên 39,65 vòng vào năm 2011.

- Vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm từ 5,2 vòng năm 2008 lên 6,78 vòng năm 2009; 7,88 vòng vào năm 2010 và 8,53 vòng vào năm 2011.

- Số ngày luân chuyển vốn lưu động thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng trong kỳ kinh doanh, thời gian vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội ở mức thấp nên số ngày luân chuyển vốn lưu động cao. Năm 2008, số ngày cần thiết để vốn lưu động bình quân quay được một vòng là 101,27 ngày và năm 2009 là 92,75 ngày, đến năm 2010 giảm xuống còn 92,23 ngày và 90 ngày vào năm 2011. Điều này là một thuận lợi cho công ty trong việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động.

- Ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội cần đến bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt cho công ty. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty giảm từ 0,28 lần năm 2008 xuống còn 0,26 lần vào năm 2009 và 2010 và 0,25 vào năm 2011. Điều này cho thấy trong năm 2009, vốn lưu động được sử dụng hiệu quả, lượng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu giảm đi và sau đó chững lại ở năm 2010 rồi tiếp tục giảm xuống ở năm 2011. Qua các năm chi phí mà công ty tiết kiệm đã ngày càng tăng lên, hay công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ còn nhỏ, công ty cần có những giải pháp để tiết kiệm chi phí hơn nữa, qua đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

64

2.2.2.4 Khả năng thanh toán của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán và tôn trọng luật pháp. Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển nhanh chính các tài sản lưu động thành tiền để trả nợ. Do đó, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính. Bởi vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân và xử lý mọi sự ngừng trệ, khê đọng các khoản thanh toán, tiến tới làm chủ về tài chính có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty phải sử dụng chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty luôn duy trì ở mức hơn hơn 2,98 trong các năm 2008 - 2011. Năm 2008, hệ số khả năng thanh toán là 2,98 lần, năm 2009 tăng lên một chút ở mức 3,40 lần; năm 2010 tăng lên 5,20 lần và năm 2011 giảm xuống còn 4,05 lần. Điều này chứng tỏ, công ty có đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của mình từ tài sản hiện có.

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng dao động ở mức 2 đến 5. Năm 2008, hệ số này là 2,68 lần, năm 2009 hệ số này tăng lên 3,10 lần; năm 2010 là 4,77 lần và năm 2011 là 3,81 lần. Qua đó cho thấy công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội không chỉ đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ mà còn đảm bảo được khả năng chi trả tốt đối với các khoản nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội qua các năm 2008 - 2011 lần lượt là 0,42; 0,93; 0,25 và 0,55. Đây là hệ số phản ánh các khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền mà công ty đang có trong các năm. Trong thực tế, không phải tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều đến cùng một thời điểm và trong các năm liên tục, công ty không có tình trạng trả nợ qúa hạn, chứng tỏ công ty đã rất chủ động trong việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình.

65

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội trong thời gian từ 2008 đến 2011

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng giá trị tài sản tr.đ 133.607 159.905 151.872 164.272 2. Tài sản ngắn hạn tr.đ 118.770 143.868 134.244 148.981 3. Tiền và các khoản tương

đương tiền tr.đ 18.576 43.244 6.936 21.640

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)