CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2008-

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 49)

GIAI ĐOẠN 2008-2011

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội 2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển

Tiền thân của Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội là Nhà máy Sơn mực in được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh từ 01/09/1970, theo Quyết định số: 1083/HC-QLKT ngày 11/08/1970 của tổng cục trưởng Tổng cục hoá chất. Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước; đơn vị hành viên thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam.

Đến năm 1993, Công ty được thành lập lại theo quyết định số 295 QĐ/TCNS-ĐT ngày 24/05/1993 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo luật doanh nghiệp nhà nước. Tên công ty lúc đó là: Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội.

Thực hiện theo tiến trình cố phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi thành Công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103010296 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 20/5/2009. Vốn điều lệ của Công ty là 83.270.000 việt nam đồng (VNĐ). Mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng. Trong thời kỳ đầu cổ phần hoá và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đang hứa hẹn một thời kỳ phát triển mạnh và bền vững.

Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội đã tự khẳng định được thương hiệu của mình trong hơn 40 năm không ngừng trưởng thành và phát triển. Từ khi ra đời

41

đến nay Công ty cổ phần Tổng hợp Hà Nội liên tục phát triển và đã cung cấp hơn 30 vạn tấn sơn và mực in các loại cho nhiều ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Với lực lượng cán bộ kĩ thuật, quản lí, công nhân có chuyên môn cao và truyền thống sẵn có, công ty không ngừng thắt chặt quan hệ hợp tác với các nhà khoa học đầu ngành trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội xứng đáng là Công ty sản xuất sơn hàng đầu tại Việt Nam cùng với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất. Hiện nay công ty có trình độ quản lý, công nghệ sản xuất ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Hệ thống thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm tra nhập từ các nước phát triển như: Cộng hoà liên bang Đức, Nhật bản, Italia,.. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất được cung ứng bởi các hãng nổi tiếng thế giới như: Bayer, J.J Degussa (Đức), Sumitomo, Mitsui,Fuji chemicals Develoment Nhật bản), Akzo (Hà lan), Lamseng Hang, Clariant (Singapore) Connell Bros, PPG (Mỹ), Dupon (Đài loan),…

Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính của công ty:

- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu: sơn, mực in, vecny, và chất phủ bề mặt, vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị liên quan đến ngành sơn, mực in, vecny và chất phủ bề mặt.

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tư vấn, gia công, dịch vụ kỹ thuật liên quan đến ngành sơn, mực in, vecny và chất phủ bề mặt.

Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội đă được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, ISO 14001:2004. Sản phẩm Sơn Đại Bàng có chất lượng ổn định, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh các sản phẩm sơn truyền thống: sơn alkyd, alkyd melamin, sơn trang trí và bảo vệ cho các công tŕnh xây dựng dân dụng; thông qua hợp tác với các hãng nước ngoài. Công ty đã sản xuất các loại sơn đặc chủng: sơn acrylic, sơn epoxy, sơn cao su clo hoá, sơn polyurethane,… cung cấp cho các công trình công nghiệp: hệ thống bồn chứa xăng dầu, nhà máy hoá chất; nhà máy xi măng; nhà máy điện, nhà máy chế tạo

42

biến thế, cột điện đường dây 500 kv; các công trình xây dựng giao thông vận tải: sơn kẻ đường băng sân bay, kẻ đường quốc lộ, cầu sắt…; công trình biển: ụ nổi, cầu cảng,…Từ năm 1997, sơn Đại Bàng đã hợp tác với các hãng sơn hàng đầu thế giới như: PPG (Mỹ), KAWAKAMI & MITSUI (Nhật Bản), đã đưa ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế được các liên doanh trong nước hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam chấp nhận như HONDA Vietnam, YAMAHA Vietnam, FORD Vietnam,...

Bảng 2.1. Cơ cấu sở hữu vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội

Cổ đông Số cổ phần VNĐ Tỷ lệ sở hữu

Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 3.247.246 32.472.460.000 39%

Các cổ đông khác 5.079.840 50.798.400.000 61%

Tổng 8.327.086 83.270.860.000 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011

Hiện nay, công ty đã có văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh lớn đều có cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý bán sản phẩm của công ty.

Công ty đã chủ động đa dạng hoá sản phẩm thông qua hợp tác quốc tế, đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Công ty đã nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất thành công nhiều sản phẩm mới, có đặc tính kỹ thuật cao như; sơn polyurethane, sơn epoxy, sơn cao su clo hoá,… với giá bán phù hợp được thị trường tín nhiệm. Công ty luôn lấy khẩu hiệu “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” làm mục tiêu cho công việc nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

2.1.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2008-2011

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới liên tục có những biến động phức tạp và đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với sự năng động của tập thể cán bộ lãnh đạo công ty, sự lãnh đạo sát sao của

43

Đảng bộ công ty, sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, sự chủ động của doanh nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ, các bộ ngành nên trong những năm qua sản xuất của công ty được ổn định và phát triển.

Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2011 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008 -2011

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng doanh thu 392.926 509.705 542.338 566.565 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Các khoản chi phí 376.159 464.907 496.479 533.327

3. Lợi nhuận trước thuế 16.767 44.798 45.859 33.238

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu của công ty vì vậy doanh thu thuần và lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu và lợi nhuận của tổng công ty.

Từ năm 2008 đến 2011, công ty luôn hoạt động sản xuất có hiệu quả. Doanh thu tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2009 doanh thu tăng so với năm 2008 ở mức 509.705 triệu đồng tương ứng với 29,72%. Năm 2010 doanh thu tăng so với năm 2009 là 32.633 triệu đồng tương ứng tăng 6,4%. Năm 2011 doanh thu tăng so 4,48% so với năm 2010.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tình hình kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp nói chung đều có xu hướng chững lại, mức tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu và nội địa đều giảm so với các năm trước. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đều phải gánh chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng này. Giá cả nguyên vật liệu tăng cao, sức mua thị trường sụt giảm mạnh, nhiều khách hàng dây dưa công nợ do kinh

44

doanh khó khăn, lãi suất vay ngân hàng cao,... dẫn đến chi phí hoạt động tài chính tăng cao đột biến. Sau đó, tình hình kinh tế ổn định lại, kết quả kinh doanh của công ty được cải thiện. Lợi nhuận của công ty tăng dần từ 16.767 triệu đồng (năm 2008) lên 44.798 triệu đồng (năm 2009) và 45.859 triệu đồng (năm 2010). Điều này đạt được là do công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra các chính sách đúng đắn nhằm giữ vững thị trường tiêu thụ, đồng thời tận dụng tốt nhân lực đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kinh tế thế giới năm 2011 có diễn biến phức tạp, thậm chí là năm có diễn biến xấu nhất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Trong nước, tỷ số giá tiêu dùng ở mức cao (xấp xỉ 20%), tỷ giá USD/VND tăng cao lên mức 21.100 VND/USD, giá cả vật tư đầu vào tăng mạnh (10-50%) và đôi khi khan hiếm không có để nhập,… Do đó, lợi nhuận trước thuế của công ty vào năm 2011 sụt giảm mạnh xuống còn 33.238 triệu đồng (giảm 27,5% so với năm 2010).

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần sơn Tổng hợp Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm về vốn của của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội

Căn cứ vào số liệu thu thập được tại công ty, bằng các phương pháp phân tích cụ thế và chỉ tiêu phân tích hiện hành, luận văn sẽ tập trung vào phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội giai đoạn năm 2008- 2011. Việc phân tích dựa chủ yếu trên hệ thống báo cáo tài chính hiện hành của công ty. Với đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Sản phẩm sơn là hóa chất nên rất dễ cháy nổ. Cơ cấu nguồn vốn có tác động rất lớn đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy mức độ độc lập tài chính hay phụ thuộc của công ty vào vốn tự tài trợ hay vốn vay.

45

Bảng 2.3: Nguồn vốn của công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tại ngày 31/12 các năm 2008 – 2011

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A. Nợ phải trả (tr.đ) 44.816 47.091 27.848 40.593

B. Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 88.791 112.814 123.792 123.679

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội từ năm 2008-2011

Nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Sơn Tổng hợp được huy động từ vốn nhà nước 39% do Tổng công ty hoá chất Việt Nam đại diện; vốn góp của các cổ đông là các cá nhân, tổ chức; thặng dư vốn cổ phần; vốn vay tín dụng ngân hàng; và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.

Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm của tổng tài sản và của các khoản mục ở cả hai bên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Khi được hỏi về quan điểm vốn và hiệu quả sử dụng vốn thì đa phần mọi người đều đồng ý: vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời; còn hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí. Nhưng đó là ý kiến của kế toán trưởng hoặc những người có quyền lực chức vụ cao trong công ty; còn đối với đa số nhân viên ở các phòng ban ngoài phòng tài chính kế toán có nhận thức kém hơn. Ví dụ, anh Nguyễn Tiến Dũng – nhân viên phòng vật tư thì coi vốn là của cải hàng hóa do con người làm ra và tích trữ lại. Còn chị Nguyễn Thị Huyền – nhân viên phòng marketing thì coi hiệu quả sử dụng vốn là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của xã hội, lợi ích của người lao động,...

46

2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty

Việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty sẽ giúp cho việc đánh giá tính hợp lý trong việc quản lý sử dụng vốn. Đây là cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và tìm kiến các nguồn tài trợ phù hợp.

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của Công ty CP Sơn Tổng hợp Hà Nội tại ngày 31/12 các năm 2008-1011

Tài sản

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 118.771 88,90 143.868 89,97 134.013 88,38 148.981 90,69 I. Tiền và các

khoản tương đương

đương tiền 18.577 13,90 43.244 27,04 6.937 4,58 21.640 13,17 Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 15.000 9,89 10.000 6,09 II. Các khoản phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu 21.76 16,29 52.831 33,04 43.817 28,91 52.737 32,11 III. Hàng tồn kho 78.118 58,47 47.716 29,84 68.164 44,96 64.482 39,25 IV. Tài sản ngắn hạn khác 316 0,24 77 0,05 137 0,04 122 0,07 B. Tài sản dài hạn 14.836 11,10 16.037 10,03 17.628 11,62 15.290 9,31 I. Tài sản cố định 14.484 10,84 15.672 9,80 17.464 11,52 15.032 9,15 II. Các khoản đầu

tư tài chính dài hạn 20 0,01 20 0,01 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội (Trang 49)