Giải pháp về vốn cho cây chè Shan Tuyết

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu (Trang 34 - 38)

III. Giải Pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu

4. Giải pháp về vốn cho cây chè Shan Tuyết

4.1 Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả là làm cho lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ ra ngày càng nhiều hơn. Trong thời gian tới, để sử dụng đạt hiệu quả cao hơn các loại vốn Công ty cần:

Thứ nhất: Huy động tối đa các tài sản cố định tham gia vào sản xuất, tận dụng tối đa công suất, khai thác triệt để tính năng tác dụng sẵn có và không ngừng cải tiếu kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Đồng thời cần nhượng bán thanh lý ngay các tài sản cố định không cần dùng cũng như đã lạc hậu nhằm thu hồi lại vốn để đầu tư vào những tài sản cố định cần đổi mới. Làm được như vậy hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định cũng như doanh lợi vốn cố định của công ty chắc chắn sẽ tốt hơn.

Thứ Hai: Công ty cần đẩy nhanh công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng. Theo số liệu năm 2001 các khoản phải thu chiếm 50,34% vốn lưu động của công ty. Con số này là quá cao cho dù thực tế hiện nay là muốn có được thị trường và mở rộng thị trường thì các doanh nghiệp cần cấp tín dụng thương mại cho nhau. Nhưng để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Để tránh tình trạng bị chiếm dụng quá nhiều vốn trong thời gian tới Công ty cần:

Định kỳ tiến hành đối chiếu, xác nhận công nợ để đảm bảo nhanh chóng thu hồi đầy đủ, đúng hạn. Có những hình thức thưởng cho những bạn hàng trả nợ sớm hạn và đúng hạn như tặng quà hay các hình thức đãi ngộ thỏa đáng khác.

-Trong hoạt động cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, cần áp dụng lãi suất phại quá hạn để ngăn chặn tình trạng khê đọng nợ, chậm thanh toán. Bên cạnh đó, hạn mức tín dụng áp dụng cho từng người phải được xây dựng trên cơ sở tài chính, tốc độ luân chuyển hàng hóa của khách hàng đó.

-Thường xuyên nhắc nhở các khách hàng nợ đọng lâu.

-Đối với các khoản nợ quá hạn, cần tiến hành phân loại để xử lý một cách thích hợp như gia hạn, giảm bớt nợ hoặc hoãn nợ để thu hồi nợ ở mức cao nhất có thể được.

-Có thể từ chối cung cấp sản phẩm đối với các đơn vị quá chầy ý cố tình trục lợi cho mình bằng cách chiếm vốn của các đơn vị khác.

-Phạt vi phạm hợp đồng đối với các trường hợp thực sự cần thiết.

Cần có kế hoạch cụ thể đối với việc dự trữ hàng tồn kho, tính toán sao cho không tồn kho quá nhiều nguyên vật lieeu( cụ thể là nhiên liệu:than, ga, dầu) nhưng phải đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nhiên liệu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc công ty hướng tới phương pháp quản trị hàng tôn kho bằng không là điều có thể làm được. Việc hợp đồng chặt chẽ với các đơn vị cung cấp nhiên liệu kipwj thời sẽ giúp công ty dành ra một khoản vốn để sử dụng vào việc khác cũng như chi phi lưu kho và chi phí thực hiện hợp đồng.

Hạch toán kế toán và phân tích hoạt động tài chính của doanh nhiệp là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý, điều hành kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Hiện nay cơ chế quản lý kinh tế, tài chính ở nước ta đã và đang có những đổi mới ssaau sắc và triệt để, Đảng và nhà nước ta đã và đang định hướng, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế ở từng giai đoạn của nền kinh tế thị trường năng động có sự quản lý, kiểm soát của nhà nước. Hàng loạt chính sách kinh tế mới được ban hành đề cao vai trò, vị trí của nhà nước trong việc quản lý điều hành và kiểm soát nền kinh tế bằng luật pháp và bằng các biện pháp kinh tế các hệ thống công cụ quản lý kinh tế.

Hạch toán kế toán với tư cách là một công cụ quản lý đã và cần có sự đổi mới, không chỉ dừng lại ở các số liệu ghi chép thuần túy, quan trọng hơn là thiết lập hế thống thông tin cho công tác quản lý.

Do đó kế toán về mặt bản chất là một hệ thống đo lường sử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Cũng có thể nói kế toán là một môn khoa học hoặc là một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và lý giải các nghiệp vụ tài chính diễn ra ở một tổ chức doanh nghiệp, làm căn cứ cho quyết định kinh tế. Kế toán là một trung tâm hoạt động tài chính của hệ thống thông tin quản lý. Nó giúp cho các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có khả năng xem xét toàn diến các hoạt động của đơn vị mình đang diễm ra như thế nào.

Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh thì tình hình tài chính quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp và được nhiều đối tượng quan tâm chú ý đưa ra quyết định kinh tế có lien quan đến doanh nghiệp. Quan tâm đến tình hình tài chính, trước hết người ta quan tâm đến báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những số liệu thể hiện và truyển tài thông tin kế toán phục vụ cho lãnh đạo sử dụng thông tin, nhận biết tình hình kinh tế tài chính quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình mà đưa ra các quyết định kinh tế phụ hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có lượng vốn nhất định, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở chap hành các nguyên tắc tài chính, tín dụng và pháp luật.

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp được cho các nhà lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản câ[s trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định được đầy đủ các thông tin và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có những giải pháp tích cực và huwux hiệu để ổn định hoặc tăng cường tình hình tài chính ở doanh nghiệp.

một doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhất là ở môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Trong phạm vi cho phép của bản than tôi xin phép được phân tích một số cơ bản bằng phương pháp pháp so sánh số liệu và những nhận xét của bản than trong bảng cân đối tài chính và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 của Cong ty chè Mộc Châu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cây chè Shan Tuyết Mộc Châu (Trang 34 - 38)