III. Giải Pháp phát triển cây chè Shan Tuyết tại Mộc Châu
3 Giải pháp về thị trường cho chè Shan Tuyết
3.1 Thị trường thế giới
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có thị trường tiêu thụ bởi vì thị trường tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chè là loại hàng hóa để uống phục vụ cho cuộc sống của con người hàng ngày. Sản phẩm luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt và thường xuyên, tuy nhiên, nếu chất lượng tốt, giá cả hợp lý, hoạt động công tác thị trường tốt thì việc duy trì ổn định sản xuất không khó. Do vậy các năm tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:
-Đối với thị trường chè đen: Đay là thị trường tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trên 60% so với tổng sản phẩm tiêu thụ hàng năm. Mặc dù giá cả còn thấp song thị trường này lại rất rộng, sản phẩm tiêu thụ trên nhiều nước trên thế giới. Do đó, một mặt cần giũ ổn định thị trường ở Tổng Công ty chè Việt Nam, mặt khác, cần khai thác mở rộng để sản xuất trực tiếp cho các nước bằng hình thức ủy thác thu qua tổng công ty chè Việt Nam.
-Đối với thị trường chè xanh Nhật Bản: Là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới song cũng là nước nhập khẩu chè lớn vì sản xuất không đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thị trường có thị hiếu riêng khác với một số nước dùng chè xanh. Nên sản phảm làm ra chỉ tiêu thụ cho Nhật Bản. Với công ty có lợi thế là đang hợp tác sản xuất với Nhật Bản nên thị trường này cần được duy trì, do đó phải sản xuất chè có chất lượng tốt, giảm chi phí trong sản xuất để nâng cao sản lượng mỗi năm lên.
-Đối với thị trường chè xanh Đài Loan: Đây là khách hàng đã làm với Công ty nhiều năm, thường trọng chữ tín trong quan hệ mua bán, song yêu cầu sản phẩm chè phải làm bằng thiết bị công nghệ của họ. Nên các năm tới cần phát triển giống chè Đài Loan để có sản phẩm ổn định cung cấp cho thị trường này.
3.2 Thị trường trong nước
Đây là thị trường có lợi thế cạnh tranh vì chất lượng chè Mộc Châu đã có tiếng. Vẫn đề là các năm tới cần xúc tiến hơn nữa về công tác thị trường ngoài việc giữ ổn định về chất lượng còn phải tăng them các sản phẩm chè có chất lượng tốt,
hương thơm tự nhiên như chè Kim Huyên, Bát Tiên, chè giống Trung Quốc kết hợp với chè shan tuyết Mộc Châu để đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm phù hợp với nhu câu thị hiếu của nhiều người. Thông qua hình thức đại lý tiêu thụ chè tiến tới mở rộng thị trường vào khu vực thủy điện Sơn La, mở rộng vào thành phó Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Mở rộng xuống Hải Phòng vả các tỉnh miền xuôi nhằm nâng cao hơn nữa sản phẩm tiêu thụ từ đó kéo theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên và chắc chắn làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Tham gia hội nghị khách hàng.
Ngoài các biện pháp kể trên nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, hàng năm Công ty cũng cẩn mở hội nghị khách hàng đối với số khách hàng lớn thường xuyên tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hội nghị khách hàng là nơi công ty và khách hàng gặp gỡ trao đổi những thông tin cần thiết về khả năng tiêu thụ, nhu cầu thị trường, thông tin về sản phẩm của mình…Ngày hội đó sẽ có ý nghĩa rất lớn bởi qua đó công ty sẽ nắm được ý kiến của khách hàng về những ưu điểm, nhược điểm của từng loại sản phẩm, nắm được xu hướng tiêu dùng để từ đó có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm đối với từng loại sản phẩm. Qua đó, Công ty có thể xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, điều chỉnh kết cấu mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Sử dụng hợp lý các biện pháp trên sẽ thúc đẩy tiêu thụ làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên. Bởi vị, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng là khâu quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Có tiêu thụ được sản phẩm thì mới có doanh thu và lợi nhuận. Chính vì vậy thực hiến tốt khâu tiêu thụ sẽ là cơ sở nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Chú trọng nâng cáo chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề sống còn của các Công ty. Một sản phẩm được tung ra trên thị trường và được thị trường chấp nhận song không có gì để đàm bảo chắc chắn rằng sản phẩm đó sẽ tiếu tục thành công nếu Công ty không cải tiếu
việc nâng cao chất lượng sản phẩm không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với người tiêu dùng và xã hội. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần nâng cao tay nghề công nhân, đổi mới mua sắm một số máy móc thiết bị cho đồng bộ. Hiện nay lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng ít chỉ chiếm 2,42% tổng số lao động, lực lượng lao động có trình độ trung cấp cũng thấp chỉ chiếm 8,97%. Về công nhân chủ yếu là lao động bấc thấp chiếm trên 60%. Điều này chứng minh cocong nhân đa số còn trẻ cần được đào tạo để nâng cao tay nghề. Thiết bị sản xuất của Công ty chưa đồng bộ, hiện nay Công ty vẫn còn sử dụng những máy móc từ thập kỷ 80, có công đoạn thì làm hoàn toàn bằng máy có cocong đoạn làm hoàn toàn bằng thủ công. Việc sản xuất như thế sẽ làm cho chất lượng sản xuất không cao và năng suất thấp. Tuy nhiên, Công ty cũng không nên quá chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng mà làm cho chi phí tăng. Bởi vì để nâng cao chất lượng sản phẩm thì Công ty phải không ngừng đổi mới cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị, tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, nguyên liệu đưa vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng… Tất cả các biện pháp trên đều làm cho chi phái tăng mà việc tăng chi phsi sẽ làm cho giá thành tăng. Nếu với mức giá bán không đổi sẽ làm cho lợi nhuận đơn vị giảm xuống hoặc giá thành tăng có thể kéo theo đó là sự tăng giá bán có thể sẽ làm cho khối lượng tiêu thụ giảm vã cũng sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một giải pháp tốt cho mọi doanh nghiệp nhưng nâng cao như thế nào, bằng hình thức nào để chất lượng tăng mà chi phí không tăng hoặc tăng không đáng kể. Để có thể áp dụng biện pháp này, Công ty cần phải thấy rỏ rang việc tăng chất lượng cùng với việc tăng giá thành có làm cho lợi nhuận tăng lên không. Nếu chất lượng tăng lợi nhuận giảm và khả năng tăng lợi nhuận là không thể thực hiện được thì Công ty không nên áp dụng biện pháp này.
Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây thực sự là vũ khí lợi hại để tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.
Năm 2001, nhìn chung công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt, tổng giá vốn hàng bán của công ty năm 2001 tăng 7,08% so với kế hoạch. Đặc biệt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,08% so với kế hoạch đặt ra. Đặc biệt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 109,55% so với kế hoạch.