0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 8 (Trang 35 -38 )

III . PHƯƠNG TIỆN

- Gv: Bộ đề kiểm tra . IV . TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức : 2. Bài cũ : Không. 3. Bài mới 4. Đề kiểm tra ( 45’) : 5 . Củng cố : Thu bài . 6 . Dặn dò : N/C bài 34 SGK . SINH 8 . - -

Tiết 36:

Ngày soạn:

§33. THÂN NHIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.

- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, vận dụng ký thuyết vào thực tiễn, tư duy tổng hợp, khái quát.

3. Thái độ :

Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi.

II. PHƯƠNG PHÁP

Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề.

III. PHƯƠNG TIỆN

Tranh ảnh về môi trường

IV. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức ( 1’) :

2. Bài cũ :

3. Bài mới :

a. Nêu vấn đề (1’) : Em đã tự cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế chưa và được bao nhiêu độ? Đó chính là thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? Cơ thể có những biện pháp nàp để điều hòa thân nhiệt? => Bào 33.

b. Triển khai :

Hoạt động 1 ( 10’) : I - Tìm hiểu thân nhiệt là gì?

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

- Cho hs đọc sgk, nêu câu hỏi: ? Thân nhiệt là gì?

? Ở người khỏe mạnh thân nhiệt thay đổi ntn khi trời óng hoặc lạnh?

+ Thân nhiệt >37o hoặc < 37o  bệnh lí - Giảng giải: Ở người khỏe mạnh thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường do cơ thể điều hòa.

? Tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và không tăng quá 42oC.

+ Cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt là cơ chế tự điều hoà.

- Cá nhân tự nghiên cứu   ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến + Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. + Thân nhiệt luôn ổn định do cơ thẻ tự điều hòa (37oC)

*Kết luận:

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

- Thân nhiệt luôn ổn định 37oC là do sự

cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

Hoạt động 2 ( 14’) : II - Tìm hiểu các cơ chế điều hòa thân nhiệt

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

- Nêu vấn đề: Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hòa thân nhiệt?

- Nghiên cứu thông tin sgk tr.105

- Vận dụng kiến thức thực tế và bài cũ,

? Sự điều hòa thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?

- Cho hs thảo luận theo 

? Nhiệt do họat động do cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì? (để duy tì thân nhiệt ổn đinh cơ thể thải ra 1 lượng nhiệt nhất định)

? Khi cơ thể lao động nặng có thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

+ Để duy trì thân nhiệt ổn định cơ thể cần thải ra một lượng nhiệt nhất định. CÓ khoảng 10% tỏa nhiệt ra theo phân, nước tiểu và theo đường hô hấp, 90% còn lại qua da.

? Vì sao mùa hè da hồng hào, mùa đong da tái sởn gai ốc?

? Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao không thoáng gió (oi bức) cơ thể có những phản ứng gì và có cảm giác ntn? - Giải thích câu “Cày đồng đang buổi ban trưa/ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

? Qua những thông tin trên, em rút ra được những gì?

+ Mồ hôi bay đi sẽ lấy đi lượng nhiệt của cơ thể. Hiện tượng xù lông ở động vật 

làm săn da để đỡ mất nhiệt và lông dựng lên tạo 1 lớp không khí cách nhiệt  giữ ấm.

? Giải thích hiện tượng khi trời lạnh? ? Tại sao khi tức giận mặt lại đỏ nóng lên?

+ Sự co giãn mạch máu dưới da, sự tiết mồ hôi,co cơ chân lông đều là những phản xạ. Những thay đổi nhiệt độ xung quanh tác dụng lên cơ quan thụ cảm nhiệt ở da  truyền về TƯTK gây nên những phản xạ thích hợp làm tăng hay giảm sự thoát nhiệt.

 phản ứng trên là phản xạ không điều

trao đổi nhóm để thống nhất. - Trả lời câu hỏi  sgk tr105.

+ Da và thần kinh có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt

+ Nhiệ tdo hoạt đông cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường, đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

+ Tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi  người lao động mạnh thì hô hấp mạnh  đổ nhiều mồ hôi

+ Lao động nặng  toát mồ hôi, mặt đỏ, da hồng hào.

+ Vì mao mạch ở da giãn, lượng máu qua da nhiều => Tăng cường tỏa nhiệt. Mùa đông rét mao mạch co lại  bớt lượng máu qua da  tím lại. Sởn gai ốc

 giảm sự toả nhiệt qua da.

+ Trời nóng  mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên chảy thành dòng, sự toả nhiệt khó khăn  bức bối, kó chịu

*Kết luận:

- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.

- Cơ chế:

+ Khi trời nóng và khi lao động nặng

mao mạch ở da giãn toả nhiệt nhanh,

tăng tiết mồ hôi.

+ Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ

chân lông co giảm sự tỏa nhiệt.

+ Ngoài ra khi trời quá lạnh còn có hiện tượngcơ co giãn liên tục gây ra phản xạ run để sinh nhiệt

+ Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự diều khiển của hệ thần kinh.

kiện.

 Có thể còn có khả năng thành lập những phản xạ có điều kiện  thích nghi hoàn cảnh sống  là cơ sở rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể.

Hoạt động 3 ( 13’) : III - Tìm hiểu phương pháp phòng chống nóng lạnh

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

- Cho hs đọc  sgk nêu câu hỏi ? Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau ntn?

? CHúng ta cần phải làm gì để chống nóng và chống rét?

? Xây nhà, công sở càn chú ý điều gì? ? Trồng nhiều cây xanh có phải là biện pháp chốgng nóng không ? Tại sao? ? Em đã có những hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể? + Con người chủ động để chống nóng lạnh bằng các biện pháp sáng tạo.

? Giải thích câu:

+ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

+ Trời rét càng đói càng thấy rét.

- Tự nghiên cứu thông tin trả lời. + Ăn uống phù hợp theo mùa. + Quần áo, phương tiện phù hợp + Hè thoáng mát, mùa đông ấm cúng. + Tăng bóng mát, tỏa hơi nước

*Kết luận:

- Biện pháp phòng chống nóng lạnh:

+ Rèn luyện thân thể (rèn luyện da)

tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. + Nơi ở và làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh.

+ Mùa hè phải đội mũ, nón khi ra đường, khi lao động.

+ Mùa đông: Giữ ấm chân tay, cổ, ngực…thức ăn nóng, nhiều mỡ.

+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.

4. Củng cố ( 5’) :

- Qua bài học em hiểu thêm được những gì? - Đọc KL sgk

5. Hướng dẫn về nhà ( 1’) :

- Đọc sgk và bài ghi

- Trả lời câu hỏi sgk và BT - Đọc mục Em có biết - Xem bài 34.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH 8 (Trang 35 -38 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×