Profile nhiệt đột ại tâm bão

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 51)

b) Sai phân theo thời gian

3.2Profile nhiệt đột ại tâm bão

Kết quả mô phỏng diễn biến của bão Mindulle cho thấy tại thời điểm ban đầu profile nhiệt độ tại tâm của bão không có sự sai khác giữa 2 phương án. Sau 12h mô phỏng, nhiệt độ không khí theo các mực bắt đầu có sự sai khác, khoảng 30C tại bề

mặt và 20C tại mực 500 m. Đối với hạn 24h mức chênh lệch giữa 2 phương án WRF-ROMS và WRF vào khoàng 3,50C và 2,50C tại mực bề mặt và mực 500 m.

Độ chênh lệch này tăng hơn đối với hạn dự báo 48h, khoảng 50C và 40C tại bề mặt và 500 m (Hình 3.8).

Như vậy, từ profile nhiệt độ không khí tại tâm bão cho thấy nhiệt độ của phương án WRF-ROMS chịu ảnh hưởng của SST nên thấp hơn hẳn so với phương án WRF, tăng dần theo các hạn dự báo.

Tương tự với bão Mindulle, kết quả mô phỏng profile nhiệt độ của bão Nock-ten tại thời điểm ban đầu của 2 phương án là như nhau. Tuy nhiên sau 24h tích phân, nhiệt độ của phương án WRF cao hơn phương án WRF-ROMS khoảng

Hình 3.8. Profile nhiệt độ tại tâm bão Mindulle giữa WRF-ROMS và WRF tại hạn dự báo 00h (a), 12h (b), 24h (c) và 48h (d)

50

30C và 1,50C ở bề mặt và mực 500m. Độ chênh lệch này lớn nhất ở hạn dự báo 48h, khoảng 40C tại bề mặt và mực 500m. Với hạn dự báo 72h, mức chênh này giảm xuống còn khoảng 30C tại bề mặt và 10C tại mực 500m (Hình 3.9).

Cũng giống như 2 cơn bão trên, kết quả mô phỏng profile nhiệt độ của bão Nalgae tại thời điểm ban đầu là như nhau với 2 phương án. Sự sai khác về nhiệt độ

giữa 2 phương án WRF-ROMS và WRF tăng lên nhanh với hạn 24h và 48h, tương

ứng khoảng 3,50C tại bề mặt và 30C tại mực 500 m (Hình 3.10).

Như vậy, nhiệt độ không khí của cả 3 cơn bão với phương án WRF-ROMS chịu ảnh hưởng từ SST nên luôn thấp hơn so với phương án WRF (SST mặc định từ

GFS). Bão mô phỏng bằng WRF-ROMS có cấu trúc nhiệt lực nhỏ hơn và cường độ

bão nhỏ hơn yếu hơn so với bão mô phỏng bởi WRF.

Hình 3.9. Profile nhiệt độ tại tâm bão Nock-ten giữa WRF-ROMS và WRF tại hạn dự báo 00h (a), 12h (b), 24h (c) và 48h (d)

51

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 51)