Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dự báo quỹ đạo, cường độ bão

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 42)

b) Sai phân theo thời gian

2.5Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dự báo quỹ đạo, cường độ bão

Đối vi quđạo đánh giá bằng sai số vị trí (Khoảng cách giữa tâm bão thực tế và tâm bão dự báo):

 

1

1 2 1 2 2 1

os sin sin os os os( )

AB e

dR c    c  c c   (2.25)

- Giá trị trung bình của sai số khoảng cách PE được tính:

. 1 n i j i j PE MPE n   (2.26) Với Re là bán kính trái đất Re = 6378.16km.

Ngoài ra, để tính toán tốc độ di chuyển dọc theo quỹ đạo của bão dự báo nhanh hay chậm hơn so với vận tốc di chuyển thực của bão, quá trình dự báo lệch trái hay lệch phải người ta còn dùng thêm sai số dọc ATE (Along Track Error) và sai số ngang CTE (Cross Track Error).

ATE > 0: tâm bão dự báo nằm phía trước tâm bão quan trắc. ATE < 0: tâm bão dự báo nằm phía sau tâm bão quan trắc. CTE > 0: tâm bão dự báo nằm phía phải tâm bão quan trắc CTE < 0: tâm bão dự báo nằm phía trái tâm bão quan trắc

Với quy ước này nếu sai số ATE trung bình (MATE) nhận giá trị dương có nghĩa tâm bão dự báo có xu thế di chuyển dọc theo quỹđạo nhanh hơn so với thực và ngược lại, MATE nhận giá trị âm thì tâm bão dự báo có xu thế di chuyển dọc theo quỹ đạo chậm hơn. Sai số CTE trung bình (MCTE) dương cho thấy quỹ đạo bão có xu thế lệch phải còn MCTE âm cho thấy xu thế lệch trái so với quỹđạo thực.

, 1 n i j i ATE MATE n   , 1 n i j i j CTE MCTE n   (2.27) (2.28) Trong đó i là dung lượng mẫu (i=1,n), j là hạn dự báo (j=0, 6, 12, 18…72).

Đối vi cường độ bão đánh giá kết quả dự báo bằng giá trị chênh lệch của trị

41

báo –Pmin quan trắc) và giá trị chênh lệch tốc độ gió lớn nhất ở gần tâm bão (m/s) theo dự báo và theo giá trị thực tế (Vmax dự báo – Vmax quan trắc).

Trong luận văn này, tôi thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của tương tác biển khí quyển tới cường độ và quỹ đạo cho 3 trường hợp bão với 2 phương án WRF- ROMS và WRF. Cơn bão s 3/2010 (Mindulle) là cơn bão được hình thành từ một vùng áp thấp ở phía Đông Đông Nam quần đảo hoàng Sa rồi mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 13h ngày 22/8 áp thấp nhiệt đới này ở vào khoảng 16,30N - 114,40E. Sáng ngày 23/8 áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Mindulle và là cơn bão số 3 hoạt động ở Biển Đông. Lúc 10 giờ ngày 23/8, vị trí tâm bão ở khoảng 16,30N - 110,50E. Hồi 14 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,70N-106,20E, cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa–Nghệ An khoảng 40km về phía

Đông. Đêm ngày 24/8 bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An, sau

đó suy yếu thành vùng thấp đi sâu vào đất liền và tan ở Lào (Hình 2.5b).

Cơn bão s 3/2011 (Nock-ten) được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ở

vùng biển ngoài khơi Philippin vào sáng ngày 25/7. Hồi 13h ngày 25/7 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới này ở vào khoảng 13,10N; 127,40E. Áp thấp nhiệt đới này mạnh lên thành bão vào sáng sớm ngày 26/7. Bão di chuyển vào Biển Đông vào sáng ngày 28/7 theo hướng giữa Tây và Tây Tây. Đêm ngày 29/7, bão đổ bộ vào khu vực phía

Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đến chiều tối ngày 30/7, bão đổ bộ vào địa phận các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tối cùng ngày áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây và tan dần trên khu vực Trung Lào (Hình 2.5b).

Cơn bão Nalgaeđược hình thành trên Thái Bình Dương từ ngày 27 tháng 9,

đây là cơn bão rất mạnh khi di chuyển qua Phi-líp-pin đạt cấp 14-15 đầu tháng 10 và di chuyển theo hướng chủ đạo là hướng Tây và tan ngoài biển gần bắc Trung bộ

42

Hình 2.5. Quỹđạo thực của bão Mindulle (a), Nock-ten (b) và Nalgae (c). Ngun JMA

43

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC BIỂN KHÍ QUYỂN TỚI CƯỜNG ĐỘ VÀ QUỸĐẠO BÃO

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 42)