Mô hình ROMS

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 32)

Hiện nay, hai mô hình hoàn lưu đại dương được sử dụng nhiều nhất là POM (Princeton Ocean Model) và ROMS( Regional Ocean Model System). Trong khi cả

hai mô hình đều dùng chung hệ phương trình nguyên bản (primitive) trên các hệ

lưới tính tương tự nhau, thuật toán, cấu trúc mã nguồn và quan điểm phát triển mô hình lại hoàn toàn khác nhau (Eze và cộng sự, 2002). POM nguyên bản là chương trình nguồn độc lập trong đó chỉ có một số hạn chế các chọn lựa với các sơđồ số trị

chuẩn (sai phân xen kẽ theo thời gian bậc ba) và ít thay đổi từ khi mô hình này được phát triển. Do sựđơn giản và hiệu quả nên mô hình POM nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng khoa học: lượng người sử dụng tăng khoảng năm mươi phần trăm sau mỗi năm đặc biệt là tại các nước và các cơ quan nghiên cứu có năng lực tính toán thấp [6].

ROMS cũng là một mô hình mang tính cộng đồng và rất nhiều nhà nghiên sử

dụng với nhiều qui mô không gian và thời gian khác nhau: từ dải ven bờ tới các đại dương thế giới; mô phỏng cho vài ngày, vài tháng tới hàng chục năm. Tuy nhiên, về

quan điểm xây dựng mô hình, ROMS được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu số

trị bậc cao mới nhất cùng với kỹ thuật tiên tiến cho phép triển khai một cách có hiệu quả các tính toán có độ phân dải cao. Mô hình giải các phương trình thuỷ động lực thuỷ tĩnh và bề mặt tự do cho các địa hình phức tạp trên hệ lưới cong trực giao theo phương ngang và thích ứng địa hình theo phương thẳng đứng. Mô hình ROMS cho phép có rất nhiều lựu chọn về sơ đồ đối lưu, gradient áp suất, khép kín rối, điều kiện biên và thậm chí cả sơđồđồng hoá dữ liệu. Mã thực hiện được xây dựng thông qua hệ thống lệnh tiền xử lý của ngôn ngữ C. Vì những lý do trên đây nên mã nguồn của ROMS lớn hơn POM khoảng 20 lần và người sử dụng ROMS cần có kiến thức sâu về máy tính, lập trình, phương pháp tính và phản ứng của mô hình với các sơđồ

31

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tương tác đại dương khí quyển đến cường độ và quỹ đạo bão bằng mô hình hwrf (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)