dựa vào SGK và hiểu biết để nêu khái quát sự ra đời và phát triển của ASEAN:
- ASEAN được thành lập từ thời gian nào? - Khi mới ra đời ASEAN có những nước thành viên nào?
- VN gia nhập vào ASEAN vào thời gian nào? - Hãy cho biết hiện nay trong khu vực ĐNA còn nước nào chưa gia nhập ASEAN?
Bước 2: HS trình bày, GV kết luận và chuẩn xác
kiến thức.
Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở SGK để
nêu lên những mục tiêu cụ thể và tổng quát của ASEAN và điền bảng sau:
Mục tiêu 1 Mục tiêu 1 Mục tiêu 1
Mục tiêu tổng quát
Bước 4: HS điền vào bảng và trình bày, HS khác
bổ sung.
Bước 5: GV kết luận và nêu thêm câu hỏi: Tại sao
mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự hoà bình ổn định?
GV phân tích thêm: Nhiều nước ASEAN đều đã trải qua xung đột, chiến tranh -> Mất ổn định cho khu vực và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của chính các nước đó, nên hoà bình, ổn định vừa là mục đích nhưng cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Bước 6: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ SGK, nêu
cơ chế hợp tác của ASEAN và cho ví dụ cụ thể?
Bước 7: HS trình bày, bổ sung. GV chuẩn xác kiến
thức.
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN ASEAN
1. Sự ra đời và phát triển:
- Ra đời 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai- xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: Năm 1984 kết nạp thêm Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999: Cam-pu-chia.
- Hiện nay, ASEAN gồm 10 nước thành viên.
2. Mục tiêu chính của ASEAN:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định và có nền kt-xh phát triển.
- Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Mục tiêu tổng quát:Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
3. Cơ chế hợp tác của ASEAN:
ASEAN có cơ chế hợp tác rất đa dạng, thông qua nhiều lĩnh vực:
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.
- Thông qua kí kết các hiệp ước song phương và đa phương.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng khu vực thương mại tự do.
=> Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu hoà bình, ổn định và cùng phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu và thách thức của ASEAN (Nhóm
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu các thành tựu đã đạt được của ASEAN và lấy ví dụ minh hoạ.
- Nhóm 3, 4: Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo.
II. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN ASEAN
1. Thành tựu:
*Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,
GDP và giá trị XNK liên tục tăng.
Bước 2: Các nhóm dựa vào nội dung SGK và
kiến thức đã học để thảo luận trong thời gian 5 phút. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn hoá kiến thức và nêu thêm
một số câu hỏi:
- Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hướng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?
- Tình trạng đói nghèo ở một số bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia?
thiện, bộ mặt các nước có sự thay đổi.
*Về an ninh chính trị: Tạo được một môi
trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
2. Thách thức:
- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều giữa các nước.
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo. - Các vấn đề xã hội, môi trường...