Những quân bài định mệnh

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN : GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẬP 2 (Trang 76 - 77)

C. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS

3.Những quân bài định mệnh

a. Dụng cụ: Mỗi nhóm 1 bộ bài tây, 1 cái bàn lớn hay ghế dài b. Chuẩn bị:

+ Phân công thành viên:

- Mỗi nhóm chọn ra 1 người có trí nhớ tốt, quen với các lá bài tây giữ nhiệm vụ chọn bài, các bạn này sẽ đứng ra 1 phía theo sự chỉ định của người quản trò, đứng ngang hàng nhau.

- Tiếp theo chọn ra 1 bạn giữ nhiệm vụ xếp bài.

- Các bạn còn lại trong nhóm đứng cách đều từ bạn xếp bài cho đến bạn chọn bài.

+ Xếp bài:

- Cách xếp bài: Tùy vào người xếp thích kiểu gì: tăng dần, giảm dần, theo màu, không theo… miễn sau khi xếp úp lại các lá bài vẫn nhớ thứ tự mình đặt ra là được.

- Tuyệt đối không cho các bạn khác nhìn thấy cách xếp bài, tốt nhất là cho các bạn quay lưng về phía bàn.

c. Bắt đầu chơi:

- Khi các nhóm đã xếp xong bài, người quản trò ra hiệu lệnh bắt đầu.

- “Xếp bài viên” ngay lập tức truyền thông tin về cách xếp bài cho người đứng gần mình nhất.

- Kế đó bạn này sẽ tiếp tục truyền thông tin tới các bạn kia.

- Cuối cùng khi đến bạn cuối cùng (giữ nhiệm vụ chọn bài) thì bạn sẽ ba chân bốn cẳng chạy về bàn xếp bài.

d. Mẹo:

- Xếp bài đơn giản thôi, đừng phức tạp quá

- Khi truyền thông tin rất dễ bị nhầm: “Xếp mỗi hàng từ lớn đến nhỏ, từ trái qua phải” nhưng người nói lại quên mất “trái qua phải” là theo hướng của mình hay hướng của bạn đối diện đang nghe, nói đơn giản là “bên trái của bạn hay của tôi!!!”

e. Ý nghĩa và bài học rút ra:

- Giao tiếp là 1 trong những nhân tố cực kì quan trọng trong làm việc đồng đội, để công việc chạy tốt thì giao tiếp giữa các thành viên phải:

+ Nhanh + Chính xác + Dễ hiểu

- Khi nói hay giao việc cần nhất là phải đứng ở vị trí người nghe, để tránh việc nói 1 đằng hiểu 1 nẻo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN : GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẬP 2 (Trang 76 - 77)