- (4)(5)(6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Để tránh xảy ra rủi ro tín dụng cho cả khách hàng vay vốn lẫn quỹ tín dụng, quỹ tín dụng phải làm tốt khâu thẩm định hồ sơ vay vốn. Để công tác thẩm định được tốt đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như: thông tin về khách hàng vay vốn, về phương án sản xuất kinh doanh của người vay,...Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế xã hội. Các thông tin này có đầy đủ và chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn.
Nguồn thông tin chủ yếu là do người vay vốn cung cấp do đó mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực. Do đó để thẩm định tốt cán bộ tín dụng cần thu thập thêm thông tin từ một số nguồn khác như nói chuyện trực tiếp với người vay để lấy thêm tin tức, đến nhà của người vay để xác nhận một số thông tin, hỏi những người biết rõ người vay.
Từ những thông tin thu thập được cần xác định chính xác mục đích vay vốn thực sự của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, giá trị thực sự của tài sản đem thế chấp, tư cách của người vay, khả năng thành công của phương án sản xuất kinh doanh của người vay. Sau đó cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá về khách hàng vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra đề xuất có cho vay hay không lên trưởng phòng tín dụng.
Đối với Quỹ tín dụng việc cho vay mới chỉ là một mắt xích trong quy trình tín dụng. Một quy trình tín dụng chỉ hoàn tất khi khách hàng trả nợ và thanh lý hợp đồng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất rủi ro phát sinh, quỹ tín dụng cần tiến hành các biện pháp sau :
Giám sát món vay :
Sau khi giải ngân cho khách hàng, quỹ tín dụng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì quỹ tín dụng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi khách hàng vay vốn bắt đầu gặp trục trặc trong sản xuất kinh doanh đến khi phát hiện lại quá muộn. Chính điều này làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy quỹ tín dụng luôn phải đảm bảo nắm chắc tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang được sử dụng như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của người vay nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn. Việc này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng sớm phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời đề ra biện pháp xử lý thích hợp với tình hình. Tuy nhiên cán bộ và quỹ tín dụng không được người vay cung cấp thông tin nên cán bộ tín dụng phải tranh thủ những lúc gặp gỡ người vay để hỏi về tình hình sử dụng vốn vay, hỏi thăm qua những người biết chuyện về người vay hoặc có thể lại thăm cơ sở sản xuất của người vay để xem tình hình thực tế. Tất cả những điều này giúp cho cán bộ tín dụng biết được:
- Biết được tinh thần trách nhiệm của người vay đối với món vay qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không?
- So sánh mức độ khác biệt giữa phương án vay vốn với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu?
- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không? Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, có quá phụ thuộc vào một con nợ không?
Xử lí món vay có vấn đề
Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán hay do thua lỗ. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Có thể kể ra một số biện pháp như sau :
- Các biện pháp khai thác: Bản chất của các biện pháp khai thác là tiếp tục duy trì quan hệ vay vốn với khách hàng với hy vọng thu hồi các khoản nợ trong tương lai. Các biện pháp có thể áp dụng bao gồm :
• Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính • Gia hạn nợ và giãn nợ ( điều chỉnh kỳ hạn )
• Cho vay thêm
Điều kiện cơ bản để áp dụng các biện pháp này bao gồm:
• Nguyên nhân khách quan và triển vọng các khoản vay, khách hàng là tốt.
• Nguyên nhân chủ quan không mang tính cố ý
- Các biện pháp thanh lý: Bản chất của các biện pháp thanh lý là chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng với mục đích cơ bản là đảm bảo quyền lợi của Quỹ tín dụng. Các biện pháp có thể áp dụng:
• Tiến hành xử lý các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay • Yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp, khởi kiện
3.2.6.Tăng cường giám sát cho vay và xử lý các khoản vay có vấn đề
Đối với Quỹ tín dụng việc cho vay mới chỉ là một mắt xích trong quy trình tín dụng. Một quy trình tín dụng chỉ hoàn tất khi khách hàng trả nợ và thanh lý hợp đồng. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất rủi ro phát sinh, quỹ tín dụng cần tiến hành các biện pháp sau :
Sau khi giải ngân cho khách hàng, quỹ tín dụng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì quỹ tín dụng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi khách hàng vay vốn bắt đầu gặp trục trặc trong sản xuất kinh doanh đến khi phát hiện lại quá muộn. Chính điều này làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy quỹ tín dụng luôn phải đảm bảo nắm chắc tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang được sử dụng như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của người vay nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn. Việc này là hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng sớm phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời đề ra biện pháp xử lý thích hợp với tình hình. Tuy nhiên cán bộ và quỹ tín dụng không được người vay cung cấp thông tin nên cán bộ tín dụng phải tranh thủ những lúc gặp gỡ người vay để hỏi về tình hình sử dụng vốn vay, hỏi thăm qua những người biết chuyện về người vay hoặc có thể lại thăm cơ sở sản xuất của người vay để xem tình hình thực tế. Tất cả những điều này giúp cho cán bộ tín dụng biết được:
- Biết được tinh thần trách nhiệm của người vay đối với món vay qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không?
- So sánh mức độ khác biệt giữa phương án vay vốn với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu?
- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không? Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, có quá phụ thuộc vào một con nợ không?
Xử lí món vay có vấn đề
Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán hay do thua lỗ. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Có thể kể ra một số biện pháp như sau :
- Các biện pháp khai thác: Bản chất của các biện pháp khai thác là tiếp tục duy trì quan hệ vay vốn với khách hàng với hy vọng thu hồi các khoản nợ trong tương lai. Các biện pháp có thể áp dụng bao gồm :
• Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính • Gia hạn nợ và giãn nợ ( điều chỉnh kỳ hạn )
• Cho vay thêm
Điều kiện cơ bản để áp dụng các biện pháp này bao gồm:
• Nguyên nhân khách quan và triển vọng các khoản vay, khách hàng là tốt.
• Nguyên nhân chủ quan không mang tính cố ý
- Các biện pháp thanh lý: Bản chất của các biện pháp thanh lý là chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng với mục đích cơ bản là đảm bảo quyền lợi của Quỹ tín dụng. Các biện pháp có thể áp dụng:
• Tiến hành xử lý các tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay • Yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp, khởi kiện
3.3. Một số kiến nghị