- (4)(5)(6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ
Để nâng cao chất lượng tín dụng Quỹ tín dụng không chỉ quan tâm đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm làm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi. Công tác kiểm soát nội bộ phải được tổ chức theo dõi giám sát thường xuyên mọi hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Thông qua kiểm soát nội bộ sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động, những vi phạm pháp luật, qua đó đề xuất những vấn đề cần chấn chỉnh và các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, quỹ tín dụng nên tập trung công tác kiểm soát nội bộ vào khâu kiểm soát hoạt động tín dụng.
- Kiểm soát hoạt động tín dụng phải tiến hành các công việc kiểm soát về điều kiện cho vay: Khách hàng phải có đủ các điều kiện mới được cho vay. Ví dụ một số điều kiện như khách hàng có năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm dân sự, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Kiểm soát về đối tượng cho vay: Việc cho vay không đúng đối tượng là một trong những
nguyên nhân dẫn tới việc không thu hồi được vốn. Quỹ tín dụng chỉ cho vay để mua vật tư, máy móc.hàng hoá, thiết bị,và chi các khoản chi phí cần thiết khác để thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống
- Kiểm soát việc định thời hạn cho vay: Quỹ tín dụng và khách hàng căn cứ vào đối tượng đầu tư và tính chất nguồn vốn cho vay của quỹ tín dụng để thoả thuận thời hạn cho vay phù hợp. Quỹ tín dụng phải tránh trường hợp quy định thời hạn cho vay một cách tuỳ tiện, máy móc tất cả các đối tượng cho vay như nhau.
- Kiểm soát việc áp dụng lãi suất: Kiểm soát viên phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện lãi suất cho vay của quỹ tín dụng không để mức lãi suất quá cao hay quá thấp.
- Kiểm soát việc thực hiện mức cho vay - giới hạn cho vay: Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng, quỹ tín dụng phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của
mình, khả năng trả nợ và nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị của tài sản thế chấp. Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của quỹ tín dụng. - Kiểm soát tính pháp lý của hồ sơ vay vốn: Trong hồ sơ vay vốn yêu cầu phải ghi đầy
đủ, cụ thể, và chính xác các yếu tố quy định, phải có đầy đủ chữ ký và con dấu.
- Kiểm soát việc kiểm tra, xử lý vốn vay : Quỹ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn.
- Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Kiểm soát viên phải thường xuyên kiểm soát và nhắc nhở cán bộ tín dụng, kế toán trong việc theo dõi nợ đến hạn để có biện pháp xử lý cho phù hợp, không tuỳ tiện gia hạn nợ một cách tràn lan, không chuyển nợ quá hạn kịp thời, vì như vậy số liệu kế toán sẽ không phản ánh trung thực chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng, từ đó có thể làm cho HĐQT, giám đốc đưa ra những định hướng, chỉ đạo sai lầm.