7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Một số kiến ngh ị nhằm hoàn thiê ̣n pháp luật về đương sự trong tố
tố tụng dân sự
Để viê ̣c giải quyết vu ̣ viê ̣c dân sự mô ̣t cách đúng đắn , bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và lợi ích của nhà nước, cần hoàn thiê ̣n mô ̣t số quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự như sau:
Thứ nhất, về quyền đại diê ̣n cho người mất năng lực hành vi dân sự trong viê ̣c khởi kiê ̣n xin ly hôn và quyền đại diê ̣n cho người mất năng lực
hành vi dân sự trong trường hợp vợ hoặc chồng của họ khởi kiện xin ly hôn.
* Đối với quyền đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự trong viê ̣c khởi kiê ̣n xin ly hôn.
Pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung quy định về quyền khởi kiện xin ly hôn của cha, mẹ, con của người mất năng lực hành vi dân sự và quyền yêu cầu Toà án xem xét , giải quyết ly hôn của tổ chức xã hội (Hô ̣i phu ̣ nữ) trong trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự bị vợ hoặc chồng của mình không chăm sóc, có hành vi ngoại tình, đánh đâ ̣p, hành hạ người mất năng lực hành vi dân sự . Viê ̣c bổ sung quy đi ̣nh này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mất năng lực hành vi dân sự , khắc phục được tình tra ̣ng lúng túng của Toà án khi bắt gặp trường hợp này.
* Đối với quyền đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp vợ hoă ̣c chồng của ho ̣ khởi kiê ̣n xin ly hôn.
Để tháo gỡ trường hợp này , cần sớm có hướng dẫn theo hướng Toà có thể cho ̣n cá nhân (cha, mẹ, con) hoă ̣c tổ chức (Hô ̣i phu ̣ nữ ) có đủ điều kiện tạm thời đại diện cho một bên vợ hoặc chồng mất năng lực hành v i dân sự tham gia tố tu ̣ng để bảo vê ̣ quyền lợi hợp pháp cho người này.
Và về lâu dài, Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự cần có sự sửa đổi, bổ sung ở Điều 76 nội dung đó là Toà án chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự cho đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoă ̣c người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của ho ̣ thuô ̣c mô ̣t trong các trường hợp quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1 Điều 75 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự. Quy đi ̣nh này nhằm khắc phục sự lúng túng của Toà án khi giải quyết vấn đề người đa ̣i diê ̣n cho người mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp vu ̣ án dân sự phát sinh , đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này. Cụ thể Điều 76 Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự cần sửa đổi, bổ sung la ̣i như sau:
“Điều 76. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
Trong khi tiến hành tố tu ̣ng dân sự , nếu có đương sự là người bi ̣ ha ̣n chế năng lực hành vi dân sự hoă ̣c ngư ời mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đa ̣i diê ̣n hoă ̣c người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của họ thuộc một
trong các trường hợp quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án”.
Thứ hai , đối với người có nhược điểm về thể chất (mù, loà, câm,
điếc...) hoặc về tinh thần (đần, thộn, ngớ ngẩn...).
* Đối với người có nhược điểm về thể chất (mù, loà, câm, điếc...) Như đã phân tích ở mu ̣c 3.1, có những quan điểm khác nhau trong trường hợp này như là: người mù có được quyền khởi kiê ̣n dân sự hay không? Toà án có cần chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người có khuyết tật về thể chất, tinh thần hay không?...
Vì vậy, pháp luật cần có hướng dẫn để thống nhất các quan điểm cũng như hướng giải quyết trên thực tế của Toà án khi bắt gă ̣p trường hợp này . Đối với trường hợp này , nếu đương sự có yêu cầu thì Toà án triệu tập người đại diê ̣n hợp pháp của ho ̣ (cha, mẹ, con) tham gia tố tu ̣ng và viê ̣c tham gia tố tu ̣ng của người đại diện là không bắt buộc . Với viê ̣c bổ sung quy đi ̣nh trên để bảo vê ̣ quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể này cũng như thống nhất hướng giải quyết của Toà án.
* Đối với người có nhược điểm về tinh thần (đần, thộn, ngớ ngẩn...) Viê ̣c chủ thể này tự mình tham gia tố tu ̣ng là rất khó khăn vì khả năng nhâ ̣n thức c ủa họ bị hạn chế . Nên chăng nếu đương sự là người có nhược điểm về tinh thần mà không thể tham gia tố tu ̣ng được , thì phải có người đại diê ̣n tham gia tố tu ̣ng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ho ̣; nếu không có ai đa ̣i diê ̣n cho người đó, thì Toà án cử một người thân thích của đương sự hoặc mô ̣t thành viên của tổ chức xã hô ̣i làm đa ̣i diê ̣n để tham gia tố tu ̣ng. Thiết nghĩ trong tương lai, các nhà làm luật cần xây dựng những điều luật điều ch ỉnh vấn đề trên nhằm tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như có cơ sở pháp lý giúp Toà án giải quyết vu ̣ viê ̣c dân sự hiê ̣u quả , đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự
Thứ ba, đương sự không thực hiê ̣n nghĩa vụ của mình gây khó khăn cho Toà án
Toà án nhân dân tối cao cần sớm có hướng dẫn thống nhất về những vấn đề liên quan đến đương sự không thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ của mình , gây khó khăn cho Toà án như đương sự vắ ng mă ̣t ta ̣i nơi cư trú hoă ̣c cố tình thay đổi chỗ ở liên tu ̣c để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác.
Riêng đối với trường hợp người bi ̣ mất năng lực hành vi dân sự (bị bê ̣nh tâm thần...) không chi ̣u đi giám định hoặc người nhà của người mất năng lực hành vi dân sự không chi ̣u hợp tác trong viê ̣c đưa người này đi giám đi ̣nh thì cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể để khắc phục vướng mắc này . Nhưng về lâu dài , pháp luật t ố tụng dân sự cần có sự sửa đổi , bổ sung theo hướng cho phép Toà án cưỡng chế đối với trường hợp này . Để có những bản án, quyết đi ̣nh khách quan , công bằng, cần bổ sung thêm điều luâ ̣t cho phép Toà tổ chức cưỡng chế buộc đương sự có dấu hiê ̣u tâm thần đi giám đi ̣nh pháp y tâm thần nếu ho ̣ và người nhà của ho ̣ không chi ̣u hợp tác . Bởi lẽ, Bô ̣ luâ ̣t tố tụng dân sự hiện nay cũng đã có những điều luật cưỡng chế cả người làm chứng đến phiên toà nếu họ không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mă ̣t của ho ̣ gây trở nga ̣ i cho viê ̣c xét xử , đó là “trường hợp người làm chứng không đến phiên toà mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây tr ở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên toà ” (khoản 8 Điều 66 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự). Như vâ ̣y, vẫn có thể áp du ̣ng đối với đương sự trong trường hợp cần thiết này.
Thứ tư, về đương sự trong viê ̣c dân sự
Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự vẫn chưa có quy đi ̣nh cu ̣ thể , rõ ràng về đương sự trong viê ̣c dân sự , dẫn đến viê ̣c Toà án gă ̣p lúng túng trong viê ̣c áp du ̣ng pháp luật, cũng như tạo ra nh ững cách hiểu , quan điểm khác nhau về đương
sự trong viê ̣c dân sự . Ở Điều 313 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự quy đi ̣nh về những người tham gia phiên ho ̣p giải quyết viê ̣c dân sự chỉ có hai chủ thể là “người yêu cầu” và “người có liên quan”. Tuy nhiên , tại phần quy định về thẩm quyền của Toà án, cụ thể ở điểm a , b khoản 2 Điều 35 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự có đề cập đến thuật ngữ “người bị yêu cầu” . Có thể thấy sự không thống nhất trong quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự hiê ̣n hành . Vì thế, Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự cần có những quy đi ̣nh riêng về đương sự trong viê ̣c dân sự , tạo sự thống nhất trong cách hiểu về đương sự trong viê ̣c dân sự . Cụ thể là quy định về khái niê ̣m về đương sự trong viê ̣c dân sự, đă ̣c biê ̣t là quy đi ̣nh về “người có liên quan” cần được làm rõ. Cũng như “người bị yêu cầu” có phải là đương sự trong viê ̣c dân sự hay không . Nếu “người bi ̣ yêu cầu” là đương sự trong viê ̣c dân sự thì cần quy định rõ khái niệm chủ thể này; nếu không phải là đương sự trong viê ̣c dân sự thì cần cho ̣n mô ̣t khái niê ̣m nào đó sát hơn với quan hê ̣ tố tụng mà những chủ thể tham gia . Từ đó , quy đi ̣nh cho những chủ thể này những quyền và nghĩa vu ̣ tương ứng nhằm bảo đảm sự bình đẳng về mă ̣t tố tụng, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể tham gia vào việc dân sự, qua đó góp phần khắc phu ̣c sự lúng túng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật về đương sự trong việc dân sự.