Những ưu điểm trong hoạt động TTQT của ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 34)

hàng BIDV - Cầu Giấy

2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động TTQT của ngân hàng BIDV CầuGiấy Giấy

Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực, phấn đấu chung của tập thể cán bộ nhân viên phòng TTQT, trong những năm qua, Chi nhánh ngân hàng BIDV - Cầu Giấy đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động TTQT của mình

- Hoạt động TTQT trong những năm qua liên tục đạt được những thành quả đáng khích lệ, doanh thu từ hoạt động TTQT không ngừng tăng cao, góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời tạo tác động tích cực đến các hoạt động khác của Chi nhánh.

- Hoạt động TTQT đã được ngân hàng cải thiện và đa dạng hóa các phương thức TTQT. Ngoài việc thực hiện tốt các nghiệp vụ TTQ truyền thống như tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, hiện Chi nhánh đã bước đầu ứng dụng thêm những phương thức TTQT mới như L/C dự phòng. L/C chuyển

nhượng…Đây là những phương thức phức tạp, đòi hỏi kĩ năng nghiệp vụ cao hơn, giúp Chi nhánh đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Thông qua quá trình thực hiện hoạt TTQT, Chi nhánh ngân hàng BIDV – Cầu Giấy đã tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với không chỉ những khách hàng của mình mà còn mở rộng được các mối quan hệ đại lí . Hiện Chi nhánh đã thiết lập được quan hệ đại lí với 500 ngân hàng trên phạm vi hơn 80 quốc gia trên thế giới. Điều này đã giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động TTQT, nâng cao tầm vóc và uy tín của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Sự tăng trưởng của hoạt động TTQT trong thời gian qua đã kéo theo hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh có được mức tăng trưởng ổn định và an toàn, doanh thu từ các giao dịch trên thị trường ngoại hối ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT còn góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ, giúp Chi nhánh có đủ ngoại tệ để phục vụ nhu cầu đa dạng và ngày càng lớn của khách hàng

- Nghiệp vụ TTQT còn góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Qua các năm, ngân hàng đã có sự hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp NXK, đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong XNK của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã triển khai những hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp XK tránh tình trạng ứ đọng vốn. Qua đó có thể thấy được hoạt động TTQT của chi nhánh đã hỗ trợ khá tốt nghiệp vụ tài trợ XNK.

2.3.2.Những hạn chế trong hoạt động TTQT

Qua những số liệu đã phân tích ở trên, chúng ra có thể thấy hoạt động TTQT của ngân hàng BIDV – Cầu Giấy vẫn còn bộc lộ một số tồn tại. Chi nhánh ngân hàng BIDV – Cầu Giấy đã được thành lập từ rất sớm và đã đi vào hoạt động TTQT từ năm 2004, đồng thời cũng đạt được những kết quả tích

cực, năm sau cao hơn năm trước song nhìn chung kết quả đạt được là chưa cao, chưa xứng đáng với tầm vóc, vị thế của Chi nhánh. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, hoạt động TTQT của chi nhánh còn những hạn chế cần được giải quyết trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện có hiệu quả hoạt động TTQT của mình. Điều này thể hiện ở các mặt sau:

- Danh mục cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho thương mại xuất nhập khẩu của chi nhánh mới chỉ là những dịch vụ truyền thống, phục vụ các giao dịch đơn giản, chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng cao trong hoạt động thương mại quốc tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Mặc dù Chi nhánh đã bước đầu bắt có sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTQT của mình, tuy nhiên số lượng các sản phẩm này còn chưa phong phú và chưa được Chi nhánh sử dụng một cách thường xuyên, chất lượng của các sản phẩm dịch vụ mới này còn chưa cao.

- Sự mất cân đối trong cơ cấu thanh toán quốc tế hàng XNK của ngân hàng BIDV – Cầu Giấy. Có thể dễ dàng nhận thấy doanh số thanh toán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Chính điều này dẫn đến một tình trạng là nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng XNK mất cân đối. Đồng thời các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và các giao dịch ngoài tệ của ngân hàng thông qua hoạt động thanh toán quốc tế để hỗ trợ phát triển tín dụng và nguồn vốn sẽ bị hạn chế.

- Thủ tục TTQT còn rườm rà, mang nặng tính hành chính, tốn rất nhiều thời gian cho khách hàng muốn giao dịch tại Chi nhánh. Ngoài việc tốc độ xử lí tự động các giao dịch chưa cao, quy trình thanh toán còn rườm rà, quá trình TTQT giữa các chi nhánh trong cũng hệ thống Ngân hàng BIDV vẫn còn chậm, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động TTQT còn hạn chế, việc trao đổi thông tin, nối mạng trực tiếp giữa các chi nhánh và hội sở chính còn thiếu hiệu quả. Việc quảng bá, cung cấp hình ảnh ngân hàng cũng như các dịch vụ như TTQT đến khách hàng qua các kênh truyền thông, thông tin đại chúng hay internet còn nghèo nàn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TTQT còn yếu kém.

- Hoạt động TTQT ở Chi nhánh còn có nhiều sai sót, các cán bộ TTQT còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian trong khi thực hiện nghiệp vụ, dẫn đến sai sót và gây thiệt hại cho khách hàng và chính bản thân ngân hàng. Những thiệt hại vật chất thường không đáng kể nhưng điều đó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngân hàng. Đôi khi các sai sót còn trùng lặp nhiều lần mà vẫn chưa có sự nhắc nhở, kiểm điểm kịp thời. Việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động TTQT nhằm tìm ra các sai sót, đưa ra các phương hướng khắc phục là chưa cụ thể, rõ ràng.

2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Chưa có những chiến lược cụ thể về đối tượng khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh muốn hướng đến. Hiện tại, các khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước…Không những vậy, các doanh nghiệp này còn hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế việc không có những chiến lược rõ ràng để thu hút và duy trì các đối tượng khách hàng này là một thiếu sót lớn của ngân hàng, nó làm giảm lượng khách hàng đến với chi nhánh và áp lực cạnh tranh của ngân hàng ngày càng cao

- Về cán bộ nhân viên: Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại phòng TTQT của Chi nhánh hiện chỉ có 8 cán bộ, mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm tòi và nỗ

lực trong công việc, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế không nhỏ về ngoại ngữ và thông tin trong hoạt động TTQT. Phần lớn cán bộ làm công tác TTQT của Chi nhánh là các thanh toán viên còn rất trẻ, có 2 nhân viên là sinh viên mới ra trường, bên cạnh đó còn có một số nhân viên chuyển từ những phòng ban khác sang nên trình độ không đồng đều, kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều, chưa quen với môi trường làm việc nên quá trình thực hiện các nghiệp vụ TTQT còn khó khăn. Chi nhánh cũng chưa có những nhân viên chuyên sâu về phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại. Cán bộ nhân viên chưa được cập nhật thường xuyên về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ để có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những nghiệp vụ thanh toán mới trên thế giới

- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác TTQT còn nghèo nàn, chưa được quan tâm đúng mức, nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên còn chật chội, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của một Ngân hàng hiện đại. Điều này phần nào làm giảm năng suất làm việc cũng như sự say mê nghề nghiệp của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng

- Về công nghệ thông tin: mặc dù đã được trang bị nhiều máy móc, công nghệ mới nhưng với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông như hiện nay thì những công nghệ mà Chi nhánh hiện có vẫn chưa đáp thực sự phù hợp, mức độ tự động hóa chưa cao, chưa cập nhật tức thồi… Việc cập nhật, nâng cao thiết bị thường xuyên còn đòi hỏi một sự đầu tư, quan tâm đúng mức, đồng thời phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao để có thể tiếp cận và làm chủ công nghệ.

- Về tiếp cận thông tin: sự thiếu thông tin của ngân hàng về các thương nhân nước ngoài và ngân hàng nước ngoài công với khả năng thu nhập các thông tin đánh giá khách hàng trong nước còn hạn chế đã làm giảm đi hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Vấn đề kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động thanh toán quốc tế còn chưa được Chi nhánh quan tâm một cách đúng mức. Các hình thức kiểm tra, kiểm soát còn chưa khách quan, chưa thường xuyên và chưa có một quy trình hoàn chỉnh để kiểm tra, kiểm soát hoạt động TTQT cũng như chưa có một chế tài cụ thể để kiểm điểm và khắc phục, hạn chế một cách tối đa những sai sót mắc phải.

2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan

- Về cơ chế của Nhà nước: Chính phủ đã có những nghị định về điều chỉnh hoạt động TTQT tuy nhiên các nghị định này chỉ dừng lại ở các quy định chung mà chưa có những quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia. Vi vậy, nếu có phát sinh tranh chấp thì ngân hàng sẽ là người chịu thiệt thòi đầu tiên. Trong việc sử dụng các phương thức TTQT như séc, hối phiếu và kì phiếu, nước ra chưa có được những quy định chặt chẽ riêng của mình nên thường phải sử dụng các văn bản, các thông lệ quốc tế để điều chỉnh

- Về môi trường pháp lí: các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và thuế quan ở nước còn chưa đồng bộ, ổn định, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, do đó tác động tiêu cực tới hoạt động TTQT của ngân hàng. Có những mặt hàng năm trước còn cho phép XNK thì năm sau đã bị nghiêm cấm khiến cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng rất khó xoay sở khi mà hợp đồng ngoại thương đã kí kết từ trước.

- Về thị trường ngoại tệ: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phát triển tương xứng với vị trí và vai trò của nó. Do đó, việc mua bán ngoại tệ của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, thị trường ngoại hối chưa hoàn chỉnh và phải tự lo liệu để đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của mình bằng nhiều hình thức

khác nhau, dẫn đến tốn kém về chi phí, không đảm bảo về thời gian và khối lượng ngoại tệ thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về phía khách hàng: khách hàng chưa nắm vững được pháp luật kinh tế, hay thiếu sự hiểu biết về thông tin đối tác. Điều này tạo ra sơ hở trong khi kí kết hợp đồng nên dễ xảy ra tranh chấp, bị thua thiệt trong hợp đồng, rủi ro mất tiền và mất vốn kinh doanh là là có thể xảy ra.

- Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu còn thường hay mắc lỗi trong việc lập hồ sơ gửi đi thanh toán, dẫn đến việc có thể bị đối tác từ chối thanh toán hoặc là kiểm tra các điều khoản của L/C không kĩ càng dẫn đến không nhận ra những điều khoản bất lợi cho mình hoặc những điều khoản khó thực hiện trên thực tế. Còn các doanh nghiệp nhập khẩu thì lại thường hay mắc lỗi ở chỗ mở L/C không bám sát với nội dung của hợp đồng dẫn đến việc phải mất thời gian để sửa lại nội dung của L/C hoặc L/C lập ra không chặt chẽ, có kẽ hở để đối tác lợi dụng gây bất lợi.

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 3.1 Định hướng đẩy mạnh hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng BIDV – Cầu Giấy đến năm 2012

Kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng là một hoạt động nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới ngày nay. Bên cạnh đó, các hoạt động đối ngoại của nước ta cũng không ngừng được mở rộng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời các hoạt động tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại ngày càng được mở ra rộng rãi hơn đến rất nhiều thị trường mới mẻ như Châu Phi, Đông Âu….Nằm trong vòng quay chung của sự phát triển kinh tế quốc tế đó, việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng là một hướng đi đúng đắn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy nói riêng. Tiếp nối những thành công đã đạt được, Chi nhánh đã đặt ra những chỉ tiêu phân đấu trong hoạt động thanh toán quốc tế đến năm 2012, đó là:

- Lượng khách hàng đến giao dịch quốc tế tại Chi nhánh tăng gấp 3 lần so với năm 2009.

- Lãi từ kinh doanh ngoại tệ và thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 25% so với năm 2009.

- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bao gồm L/C, thanh toán L/C, nhờ thu hàng nhập, chuyển tiền…tăng 20% so với năm 2009.

hàng xuất, chuyển tiền đến…tăng 30% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 34)