So sánh các phương pháp thu hồi tái sử dụng crôm(VI)

Một phần của tài liệu thu hồi và tái sử dụng crôm (vi) bằng phương pháp điện hóa dung dịch thụ động hóa (Trang 64)

L ượng Cr(VI) vùng cat ố t sau kh

B ảng 4.25 Chi phí chế tạo thiết bị điện thẩm tách hai giai đoạn Tên thi ết bịVật liệu S ố

4.9.3. So sánh các phương pháp thu hồi tái sử dụng crôm(VI)

Như vậy, có thể nêu ra được là phương pháp trao đổi ion không khả thi về mặt kỹ thuật chỉ thu hồi tối đa là 80 % lượng crôm(VI) và phương pháp kết tủa không khả

thi về mặt môi trường thải ra chất thải rắn có chứa crôm(VI). So sánh các phương pháp thể hiện trong bảng 4.26

Bảng 4.26. So sánh các phương pháp thu hồi tái sử dụng Cr(VI)

TT Chỉ tiêu Kết tủa Trao đổi ion Điện thẩm tách

1 Chi phí đầu tư thiết bị 17.920.000 21.320.000 25.481.600

2 Chi phí vận hành 8.850.000 8.600.000 4.914.000

3 Doanh số tái sử dụng crôm 7.722.000 9.504.000 11.880.000

4 Nước thải ra Có Có Không

5 Bùn chứa kim loại Nhiều Nhiều Ít

Như vậy, đối với dung dịch thụ động hoá thải thì thu hồi và tái sử dụng bằng phương pháp điện thẩm tách là thích hợp nhất, bùn thải không chứa crôm(VI).

_____________________________________________________________________________

KT LUN VÀ KIN NGH

1. Trong khuôn khổ đề tài đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất, hiện trạng xả

thải, khả năng thu hồi và tái sử dụng crôm(VI) tại các cơ sở xi mạ của Công ty Hoàng Kim, Nhà máy quy chế III và Công ty Cổ phần Sản xuất-Thương mại LIDOVIT. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy hoàn toàn có thể thực hiện công đoạn thu hồi và tái sử dụng crôm(VI) trên dây chuyền công nghệ mà không ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.

2. Trên cơ sở tài liệu và khảo sát thực tế đã đề xuất khả năng thu hồi và tái sử dụng crôm(VI) theo phương pháp điện thẩm tách kết hợp với oxy hoá khử điện hoá. Thông qua khảo sát vật liệu làm điện cực và màng ngăn của thiết bị đã đề xuất khả năng sử dụng sứ xốp làm màng và chì, platin hoặc DSA làm anốt tuỳ theo thành phần dung dịch thải.

3. Đã đề xuất quy trình thu hồi và chế độ làm việc của thiết bị điện thẩm tách hai giai đoạn với thông số tỉ lệ diện tích điện cực Sa/Sc =1 và mật độ dòng ia ≥.0,6 A/dm2. Quy trình thu hồi bao gồm hai giai đoạn sau:

o Giai đoạn đầu: từ bể chứa dung dịch thụ động hoá thải được bơm vào vùng catốt thiết bị phản ứng điện thẩm tách, còn vùng anốt chứa dung dịch thụ động pha mới Tiến hành điện phân trong 3 giờ.

o Giai đoạn tuần hoàn: Sau 3 giờ điện phân, dung dịch catốt sau được lọc để loại bỏ bùn được cho vào vùng anốt của thiết bị. Tiếp tục bơm. dung dịch thụ động hoá thải từ bể chứa dung dịch thu hồi vào vùng catốt của thiết bị và tiến hành điện phân tiếp trong 3 giờ. Sau khi điện phân, dung dịch ở vùng anốt được tháo vào bể chứa dung dịch thu hồi để sử dụng làm dung dịch thụ động (sau khi đã pha loãng phù hợp).

4. Dựa trên số liệu về dung dịch thụ động hóa thải thực tế khảo sát tại Công ty cổ

phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT đã thiết kế và chế tạo mô hình thiết bị xử lý thu hồi.

5. Kết quả so sánh tính năng kinh tế và kỹ thuật cho thấy phương pháp điện thẩm tách thu hồi vốn nhanh hơn trao đổi ion và khả thi hơn phương pháp kết tủa hóa học. Giá thành của dung dịch thụ động hóa thu hồi là 119 đồng/lít trong khi giá thị trường của dung dịch thương mại là 594 đồng/lít (dung dịch làm việc)

_____________________________________________________________________________

TÀI LIU THAM KHO

1. “Directive 2002/95/EC on the Restrictions of the use of certain hazardous substances in electrical and electronic equypment”, Official Journal of the EU, L37/19, 13 Feb. (2003).

2. Nguyễn Trung Việt và đồng sự, “Khảo sát đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chứa kim loại nặng từ các xí nghiệp vừa và nhỏ Tp.HCM. Nghiên cứu khả năng thu hồi tái sử dụng kim loại”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, (2005).

3. H. Strathmann, Handbook of Membrane Technology, (1990).

4. R. W. Baker et al., Membrane Separation Systems- Recent Development and

Future Direction, Noyes Data Corp., p 396-448, (1991).

5. James W. Patter, Industrial Wastewater Treatment Technology, Butterworth- Heineman Publ., (1985).

6. Frank Anderer, David Yang and James HyoungKi Lee, Hazardous Waste

Management in the Chromium Plating Process, Chicago, Illinois (2000).

7. Gauthan Jegadeesan, Kanchan Mondal and Shashi B. Lalvani, “Iron Removal and Simultaneous Regeneration of Hexavalent Chromium in Spent Plating Solutions”, J. Electrochemical Society,152(2) d26 d33 (2005).

8. Guohua Chen, Electrochemical Technologies in Wastewater Treatment, Hong Kong, China, (2003).

9. Randy Parker, SITE Technology Capsule in situ Eletrokinetic Extraction

System, EPA,DOC, (1998)

10.S.A. Martínez, M.G. Rodríguez, R. Agular and G. Soto, “Removal of Chromium Hexavalent from Rising Chromating Waters Electrochemical Reduction in Laboratory Pilot Plan”,Wat. Sci. Tech, 49(1) 115 122 (2004).

11.Alkaline Non Cyanide Zinc Process and Chromating Process, Training manual,

PHỤ LỤC

1. Các hình ành thiết bi và sản phẩm 2. Phiếu điều tra khảo sát số 1 3. Phiếu điều tra khảo sát số 2 4. Phiếu điều tra khảo sát số 3

5. Thuyết minh đê tài “ thu hồi và tái sử dụng crôm(VI) bằng phương pháp điện hoá từ dung dịch thụ động hoá “

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu thu hồi và tái sử dụng crôm (vi) bằng phương pháp điện hóa dung dịch thụ động hóa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)