L ượng Cr(VI) vùng cat ố t sau kh
b. Ảnh hưởng của mật độ dòng đến hiệu suất chuyển hoá
4.8.2. Tính toán kỹ thuật
Tính toán kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở các thông số sau:
- Bể chứa dung dịch thải: Mỗi lần xử lý 400 lít nên lựa chọn thể tích bể chứa dung dịch 1,0 x 0,7 x 0,6 = 0,42 (m3) (=HxBxL). Vì dung dịch có tính axít mạnh nên bể được làm bằng nhựa, chiều dày thành là 10 mm.
- Thể tích bình phản ứng là 50 lít, hình hộp 3x6x4 dm, tỉ lệ điện cực là Sa/Sc=1, với diện tích điện cực là Sa= Sc=1,5x4 dm, màng sứ xốp 3x4 dm. Thiết bị phải có lỗ thông khí trên nắp vì phản ứng sinh nhiều khí trên hai điện cực.
- Điện cực gồm catốt là thép không gỉ SUS 316 và anốt là DSA, Pt, chì tuỳ theo môi trường sử dụng
- Thanh dẫn điện, có tác dụng dẫn điện và treo các điện cực, vì vậy phải chịu được trọng lượng của anốt và catốt, truyền nhiệt tốt, giảm sự tiêu hao điện đến nhỏ nhất. Chọn thanh dẫn là đồng với tính chất dẫn điện tốt và chịu được tải trọng cao. Hai đầu thanh đặt trên mép bể, giá này làm bằng vật liệu cách điện là nhựa.
- Máy chỉnh lưu: Nguồn điện lấy từ nguồn cung cấp cho bể mạ kẽm với điện thế
từ 6÷12V DC.
- Mạch điện: Đường dẫn điện là những dây đồng, đường dẫn anốt được sơn màu vàng, đường dẫn catôt được sơn màu xanh lục
- Hoá chất được dùng ở đây là HNO3 68%, dùng để điều chỉnh pH dung dịch thụ
động khi sử dụng.
- Bể chứa dung dịch thu hồi, mỗi lần xử lý 25 lít nên ta chọn thể tích bể chứa dung dịch 30 lít có kích thước 2x3x5 dm. Bể được làm bằng nhựa có chiều dày thành là 10 mm vì dung dịch có tính axít mạnh.
- Thiết bị lọc dùng để lọc tách bùn catốt khi chuyển dung dịch từ vùng catốt sang anốt.