- Trong công tác huy động vốn,mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cơ cấu
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNo TỪ LIÊM
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ ngắn hạn
Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng khoản vốn tín dụng ngắn hạn được cấp. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh , kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.
- Quản lý nợ.
Liêm tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để phân loại các khoản tín dụng ngắn hạn thành khoản nợ tín dụng có khả năng tổn thất hay khoản nợ tín dụng bình thường. Sau khi phân loại các khoản tín dụng trên ta sẽ tiếp tục đánh giá các khoản nợ ngắn hạn có khả năng tổn thất theo
các mức độ tổn thất khác nhau.
+ Nợ có mức tổn thất thấp : Đây là những khoản nợ có đủ tài sản thế chấp nhưng khả năng trả nợ của khách hàng rất kém.
+ Nợ có mức tổn thất trung bình: Đây là những khoản nợ không có đủ tài sản thế chấp, quá hạn từ 6 tháng trở lên. Nếu rủi ro xảy ra thì Ngân hàng sẽ mất một phần vốn tín dụng ngắn hạn đã cấp.
+ Nợ có mức tổn thất cao: Đây là những khoản nợ mà khả năng không thu hồi được là rất cao, nếu có thì không đáng kể.
Việc phân loại các khoản nợ có vấn đề như trên giúp ban lãnh đạo dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý.
Căn cứ để cán bộ tín dụng đánh giá:
+ Trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ sao nhãng việc trả nợ hay không?
+ Doanh thu, lợi nhuận của khách hàng tăng hay giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa như thế nào.
+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không.
+ Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo có đủ bù đắp nợ vay hay không ,nếu xảy ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán.
- Xử lý nợ quá hạn.
Chi nhánh phải tiến hành các biện pháp để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn mới, cùng với việc tích cực giải quyết nợ quá hạn đã tồn đọng. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, không phát sinh nợ quá hạn mới. Ngân hàng phải tăng cường công tác thẩm định và quản lý món vay sau khi giải ngân
các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn thì việc xử lý các khoản nợ này là điều rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác xử lý nợ quya hạn ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:
Phân tích từng loại nợ quá hạn tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Nếu ngân hàng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng còn triển vọng thì ngân hàng có thể áp dụng hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này.
+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá , phân tich xem xét một cách kĩ lưỡng, ngân hàng chắc chắn rằng khách hàng không còn khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ.
Đối với những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp thu hồi được khoản vốn tín dụng đã cấp. Tuy nhiên phát mại tài sản là biện pháp cuối cùng để ngân hàng thu hồi vốn vay do việc phát mại tài sản gặp nhiều khó khăn như việc định giá tài sản, chưa có một cơ chế phù hợp cho việc phát mại tài sản thế chấp, thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian, chi phí cho ngân hàng. Theo em , ngân hàng nên sử dụng tài sản thế chấp để cho thuê tài chính, hay dùng làm tài sản vốn góp liên doanh để giải quyết những khó khăn nếu sử dụng biện pháp phát mại tài sản thế chấp.