M Ở ĐẦU
2.2.2 Các phương pháp phân tích mẫu đất
Ø pH: Trích bằng nước cất, tỷ lệ ly trích 1:2,5 (đất : nước) đo bằng pH kế
(Jackson, 1962).
Ø EC (mS/cm): Trích bằng nước cất, tỷ lệ ly trích 1:2,5 (đất:nước) đo
bằng EC kế (Jackson, 1962).
Ø Cation trao đổi và CEC trong đất: Xác định theo phương pháp không
đệm, trích bằng BaCl2 0,1M. Đây là phương pháp được cải tiến từ phương pháp của Gillman (1979). Mẫu đất được trích 3 lần với dung
dịch BaCl2 0,1M. Lần 1 lắc trong vòng 60 phút, lần 2 và lần 3 được lắc
trong vòng 30 phút. Sau khi lọc lấy dung dịch trích lên định mức đến
vạch 100 ml bằng dung dịch BaCl2 0,1M. Hút thể tích mẫu với lượng
thích hợp, hàm lượng các cation trao đổi (Na, Ca, Mg, K) được đo trên máy hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometer) để xác định cation trao đổi. Sau đó một lượng MgSO4 0,02M biết trước được
thêm vào hệ thống. Tất cả Ba2+ hiện diện trong phức hệ hấp thu được trao đổi với Mg và kết tủa thành dạng khó h.a tan BaSO4. Chuẩn độ Mg
còn thừa trong dung dịch với EDTA 0,01N sẽ tính toán được lượng Mg
hấp phụ và tính được trị số CEC.
Ø Đạm hữu dụng (NH4+ + NO3-): Trích bằng KCl 2M theo tỷ lệ 1:10, lắc
1 giờ sau đó cho hiện màu để:
+ Xác định hàm lượng đạm Nitrat trong đất: Vanadium (III)
chlorite, Sulfanilamide, N- (1-naphthyl) ethylenediamide
dihdrochloride. Đo trên máy so màu với bước sóng 540nm.
+ Xác định hàm lượng đạm amonium trong đất: (a) sodium nitroprusside, sodium salicylate, sodium citrate, sodium tatrate, và (b) sodium hydroxide, sodium hypochlorite. Đo trên máy so
Ø Lân tổng số (%P2O5): Cân 1g đất cho vào bình tam giác, thêm vào 5ml H2SO4 và 1m HClO4 vô cơ sau đó cho hiện màu với tác chất:
ammonium molybdate, potassiumantimonyl tatrate, sunphuric acid và ascorbic acid. Đo trên máy so màu với bước sóng 880nm.
Ø Lân dễ tiêu được xác định bằng phương pháp Olsen (1954): Lân dễ tiêu
trong đất được xác định bằng cách sử dụng dung dịch NaHCO3 0,5M ở
pH = 8,5 với tỷ lệ đất: dung môi là 1:20 và thời gian lắc 30 phút. Dung
môi NaHCO3 0,5M ở pH = 8,5 chủ yếu hòa tan lân ở dạng FePO4, AlPO4 và một ít Ca3(PO4)2. Hàm lượng lân dễ tiêu trong dung dịch
trích được xác định theo phương pháp so màu ammonium molipdate –
Ascorbic ở bước sóng 880nm.
Ø Đạm hữu cơ dễ phân hủy (N labile): Hàm lượng đạm dễ phân hủy được xác định theo phương pháp của Curtin và Wen (1999). Đạm hữu cơ dễ
phân hủy chính là hiệu của đạm NH4+-N đun nóng trừ đi đạm NH4+-N trích bằng KCl 2N.
Ø Carbon hữu cơ dễ phân hủy (C labile): Được xác định theo phương
pháp thủy phân trong môi trường acid (Sollins và ctv., 1999; Silveira và ctv., 2008); Carbon dễ phân hủy trong đất chính bằng chênh lệch giữa
carbon tổng số và carbon khó phân hủy.
Ø Mật số nấm: Môi trường PDA được sử dụng để nuôi cấy và xác định
mật số nấm (S.V. Mahamuni và ctv., 2012). (Phụ chương 1)
Ø Mật số vi sinh vật hòa tan lân: Môi trường Pikovskaya được sử dụng để
nuôi cấy và xác định tổng số vi sinh vật hòa tan lân (S.V. Mahamuni và ctv., 2012). (Phụ chương 1)
Ø Hoạt độ enzyme β – Glucosidase(mg p -nitrophenol/1g đất khô/1giờ):
Hoạt độ enzyme β – Glucosidase được xác định bằng phương pháp so
màu của Eivazi và Tabatabai (1988), dựa trên nguyên tắc đo sự phóng
thích p-nitrophenol của chất nền p - nitrophenyl beta – D - glucopyranoside (PNG - 25 mM) trên máy đo quang phổ ở bước sóng