M Ở ĐẦU
1.10 ĐẠM TRONG ĐẤT
Mengel và Kirkby (1987), cho rằng đạm là dinh dưỡng chính, là thành phần quan trọng của nhiều hợp chất cần thiết của cây trồng. Đạm là thành phần
chính của tất cả amino acid tạo nên protein, anzyme mà các hợp chất này kiểm
soát toàn bộ tiến trình sinh học bên trong cây. Đạm giữ chức năng chính trong
thành phần cấu trúc trong suốt quá trình phát triển của thực vật. Trên hầu hết
triển thân lá. Cây được cung cấp đạm đầy đủ, thân lá và chồi phát triển tốt, bộ
rễ phát triển cân đối hơn so với cây thiếu N (Ken, 2001).
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), hầu hết đạm trong đất ở dạng hữu cơ chiếm vào khoảng 95% tổng số đạm. Chất hữu cơ trong đất thường chứa
khoảng 5% đạm. Do đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao thường đi đôi với giàu đạm tổng số trong đất, đất nhiều mùn thì nhiều đạm. Đạm rất cần thiết để tăng năng suất cây trồng, trong đất đạm hữu dụng chỉ có thể đến từ hai nguồn
chủ yếu là phân bón từ con người và dạng khác là do sự chuyển đổi vật chất N trong đất thành dạng hữu dụng dưới tác động của vi sinh vật.
Hàm lượng đạm trong đất còn tùy thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ, đất
giàu mùn thì nhiều đạm. 80% đạm tổng số trong đất ở dạng hợp chất hữu cơ
nhờ khoáng hóa và tác động của vi snh vật chuyển thành NH4+ cây mới hút được (Broadbent, 1978).
Đạm hữu cơ dễ phân hủy là chỉ tiêu giúp đánh giá chất lượng chất hữu cơ chứa thành phần dễ phân hủy, từ đó có thể đánh giá khả năng cung cấp đạm
từ chất hữu cơ trong đất và là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trồng. Đạm hữu cơ dễ phân hủy là nguồn đạm vi sinh vật và thực vật sử dụng nhanh nhất có sự tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng hữu cơ đã phân hủy và hàm
lượng khoáng hóa trong đất (Tất Anh Thư, 2003; Sano và ctv., 2006). Vi sinh vật có khả năng phóng thích ra N hữu dụng cho cây trồng. Sự phóng thích ra N
từ chất hữu cơ dễ phân hủy được thể hiện ở tỷ lệ C/N ở khoảng 22/1. Chất cặn
bã cao có thể làm tăng tỷ lệ C/N trong hợp chất dễ phân hủy và đưa đến bất động N làm cho cây trồng không hấp thu được.