M Ở ĐẦU
1.11 VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
Vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình phân hủy chất hữu cơ, đặc biệt là tiến trình thúc đẩy sự phát triển và làm tăng độ phì nhiêu của đất (sự phát triển cấu trúc, sự khoáng hóa, sự chuyển hóa đạm, sự cố định đạm…) (Võ Thị Gương, 2004), cung cấp dưỡng chất hữu dụng cho đất
trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chống xói mòn và góp phần phục hồi, nâng cao độ phì tự nhiên của đất (Lê Văn Khoa, 2004).
Hệ vi sinh vật đất còn góp phần cải thiện tính chất lý, hóa và sinh học đất. Bản thân sinh vật đất chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và được phân hủy
nó là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng (Võ Thị Gương, 2002). Trong đất quần thể vi sinh vật rất đa dạng có rất nhiều vi sinh
vật có lợi và có khả năng cố định đạm cho cây trồng hay phân hủy xác bã thực
vật thành mùn, tăng độ hữu dụng (Nguyễn Thanh Hiền, 2003). Theo Trần Thượng Tuấn (2004), vi sinh vật có vai trò sản sinh enzyme phân hủy các hợp
chất hữu cơ: cellulose, lignase, xylase, chitinase, protease, lipase…Sản sinh các
chất kháng sinh giúp rễ cây kháng bệnh; sản sinh một số chất sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokitin, cytokitin; cố định đạm và giữu cấu trúc đất và chất
hữu cơ trong đất.
Vi sinh vật sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào quá trình phân giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác
dùng làm thức ăn cho cây trồng. Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện việc
biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất nitơ (NH3, NH4+) cung cấp
cho cây. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Vi sinh vật còn tham gia vào quá trình hình thành chất mùn.