Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 118)

* Đầu tư và nâng cấp dây chuyền sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; nhằm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, cải tiến nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, đặc biệt là thị trường nội bộ của Tổng Công ty, có chính sách giá cả linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn và tăng vòng quay vốn lưu động.

+ Nghiên cứu, triển khai xây dựng nhà máy sản xuất gạch bê tông nhẹ, các loại vật liệu xây dựng bền dẹp, đa dạng, có hàm lượng chất xám cao.

*Chủ động tăng cường quỹ đất để xây dựng một mô hình đô thị đồng bộ.

+ Tập trung đẩy mạnh công tác phát triển dự án mới, kết hợp khai thác hiệu quả hơn nguồn nhân lực hiện tại; Tập trung tích cực vào việc tìm kiếm, tham gia dự thầu - đấu thầu các công trình có quy mô lớn, đa dạng, các gói thầu phục vụ an sinh xã hội của thành phố và Chính phủ trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở xã hội, hạ tầng đô thị phục vụ dân sinh, v.v.

+ Đồng thời rà soát, lập kế hoạch triển khai các dự án, công trình đang thực hiện của các đơn vị. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng từng dự án, công trình, tập trung đối với các dự án, các công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các công trình, dự án lớn mang tính quyết định đến doanh thu, sản lượng của các đơn vị.

* Thực hiện công tác quản lý sau đầu tư theo phong cách riêng của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi sử dụng các công trình nhà ở do Tổng Công ty làm chủ đầu tư

+ Chủ động xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như nhà trẻ, trường học, công viên, v.v. để hoàn chỉnh hạ tầng xã hội đảm bảo kịp thời phục vụ người dân tại các dự án.

+ Thực hiện quản lý, vận hành các dự án ngay khi các dự án đang được triển khai xây dựng, bảo đảm tốt hạ tầng cơ sở và công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh , công viên, thực hiện các công tác bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, không để xảy ra tình trạng cơi nới trái phép, giữ gìn an ninh trật tự v.v.

* Tổ chức tốt mặt bằng thi công tạo ra hành lang vận chuyển vật tư, vật liệu tới chân công trình trong điều kiện tốt nhất để giảm thiểu chi phí trong khâu vận chuyển vật tư thiết bị, vật liệu đến chân công trình thi công, tránh được các rủi ro có thể xảy ra như đổ vỡ, hư hỏng máy móc vật tư.

* Phát huy tối đa năng lực máy móc thiết bị hiện có: Máy móc thiết bị là một khâu hết sức quan trọng trong tổ chức thi công và sản xuất, hiện nay lực lượng máy móc của Tổng Công ty còn hạn chế đặc biệt khi đấu thầu cạnh tranh với các Tổng Công ty lớn, nhưng lại rất linh hoạt và phù hợp với việc thi công các công

trình vừa và nhỏ, đội ngũ công nhân viên vận hành thành thạo. Hiện nay số lượng thiết bị máy móc thi công của Tổng Công ty nếu thi công những công trình vừa và nhỏ thì có thể đáp ứng đủ và tốt, hầu hết các thiết bị đều đã khấu hao ở giai đoạn cuối có nhiều thiết bị đã hết thời gian khấu hao do vậy việc tận dụng thiết bị thi công để giảm chi phí là rất có thể thực hiện tốt.

* Giảm chi phí từ khâu tiết kiệm vật tư, vật liệu trong thi công và trong sản xuất: +Trong thi công xây lắp ngoài vật liệu chính như gạch, sắt thép, xi măng còn nhiều vật liệu khác, như các loại phụ gia trong khoan nhồi, xăng, dầu trong vận hành máy, các thiết bị vệ sinh trong nội thất, ... nói chung các vật liệu này rất dễ thất thoát tự nhiên như xi măng tự động đông cứng do bảo quản không tốt, sắt thép han rỉ do bảo quản, còn có những thất thoát đáng kể trong sử dụng như rơi vỡ, lắp ghép sai kích cỡ do không nghiên cứu kỹ bản vẽ, thất thoát do các tác động xã hội như trộm cắp vật tư, ăn bớt vật tư trong thi công...

+ Để lấp kín những rủi ro trên nhằm tiết kiệm triệt để chi phí trong thi công đòi hỏi Tổng công ty phải xây dựng định mức kỹ thuật phù hợp với định mức kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành và rà soát với điều kiện thi công tại công trường, đặc biệt là định mức xăng dầu và tỷ lệ hư hao của các loại vật liệu dễ vỡ như gạch ngói. Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát việc sử dụng vật tư tại công trình.

+ Kiểm tra chặt chẽ giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá nhập khẩu, giá mua trong nước phải sát với giá thị trường tại thời điểm mua.

* Thực hiện khoán chi phí cho các gói thầu nhỏ đến các đội sản xuất: Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, tăng số lượng cán bộ trực tiếp thi công ngoài công trường nhằm phát hiện ra ngay các sai sót trong thi công để chỉnh sửa kịp thời từ đó giảm được chi phí, khắc phục sai sót sau khi thi công.

*Nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên và các đội sản xuất đặc biệt là các đội trưởng và các giám đốc xí nghiệp.Muốn vậy, cần tăng thu nhập cho người lao động thông qua chế độ tiền lương tốt. Quan tâm một cách tối đa trong điều kiện có thể, có chính sách phù hợp về việc hiếu hỉ đối với người lao động. Tổ chức tốt các kỳ nghỉ để người lao động có đủ sức khỏe và tình thần an tâm công tác sản xuất của đơn vị.

* Phát huy nội lực bằng cách đẩy mạnh phong trào sáng tạo, phát huy sáng kiến trong tổ chức thi công cải tiến khoa học kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị thi

công, tìm tòi các giải pháp thi công thích hợp cho từng gói thầu ở các địa bàn khác nhau và các tầng địa chất khác nhau. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và tính khả thi cao để đưa vào ứng dụng trong sản xuất của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế.

*Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đối với các Công ty con:

+ Tổng công ty cần tiếp tục kiện toàn người đại diện phần vốn, Ban kiểm soát; + Quản lý tài chính các Doanh nghiệp: cần xây dựng Quy chế hợp tác, phối hợp giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, cơ chế thu chi nội bộ hợp lý;

+ Xem xét các năng lực của các đối tác chiến lược để nâng cao năng lực các Công ty liên doanh.

+ Vận dụng tối đa kinh nghiệm, năng lực phát huy sức mạnh nội sinh, tăng cường sức cạnh tranh của từng công ty thành viên, xây dựng cơ chế liên doanh liên kết khả thi, hiệu quả trong việc sử dụng sản phẩm - dịch vụ - công nghệ - thiết bị - lao động - kỹ thuật lẫn nhau giữa các công ty thành viên.

PHẦN KẾT LUẬN

Những nội dung được nêu ra trong bản chiến lược phát triển của HANDICO đã đưa ra được những vấn đề chính của một chiến lược cho một doanh nghiệp lớn trên thị trường. Chiến lược này phản ánh ý chí và nguyện vọng chung của toàn Tổng công ty, trước hết là của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Bản chiến lược này được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực tế về môi trường kinh doanh, địa điểm về nguông lực và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên. Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển này, ngoài việc hoàn thành các nội dung cơ bản của một bản chiến lược, Tổng công ty nói chung và mỗi doanh nghiệp trong tổng công ty nói riêng thêm một lần nữa rà soát đánh giá lại khả năng của mình và chia sẻ ý tưởng, thông tin v.v giữa các doanh nghiệp với nhau. Qua đó sự hiểu biết và quan hệ hợp tác và quan hệ hợp tác trong tương lai sẽ có điều kiện và cơ sở tốt hơn để tiếp tục tăng cường và củng cố.

Để một chiến lược thành công cần phải có một quá trình lãnh đạo ,chỉ đạo thực hiện với không ít thách thức, nhưng đưa ra được một chiến lược sẽ là bước đầu, rất quan trọng để có thể tiếp tục những giai đoạn sau một cách bài bản và có hệ thống hơn. Bản chiến lược này cũng có ý nghĩa như vậy.

Về quản trị doanh nghiệp, bản chiến lược này là một cơ sở để đề ra những kế hoạch hoạt động, các chương trình cụ thể trong quá trình thực hiện. Bản chiến lược này còn là một cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện, đánh giá kết quả kinh doanh của mọi đơn vị, của Tổng công ty, của các công ty thành viên và mọi người lao động trong doanh nghiệp.

Với nhưng nội dung về định hướng, mục tiêu và giải pháp chiến lược lớn,bản chiến lược này sẽ là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý và chỉ đạo điều hành hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai vì lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một động lực của tăng trưởng kinh tế. Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bới vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Những phân tích về năng lực cạnh tranh cuả Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội cho thấy:

Thứ nhất: Là một doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực chính là xây dựng và kinh doanh bất động sản, Tổng Công ty đã năng động sáng tạo để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu khi mới thành lập, sau hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty kịp thời có những quyết sách đúng đắn củng cố năng lực cạnh tranh để tự đứng vững trong cơ thị trường. Từng bước đi lên khẳng định thương hiệu của mình và trở thành một trong những Tổng Công ty lớn, vững mạnh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và và hạ tầng đô thị ở Hà Nội, và trên phạm vi cả nước. Điều đó được thể hiện ở các dự án, các công trình do Tổng Công ty đã và đang tham gia triển khai thực hiện. thương hiệu HANDICO đã dần khẳng định và được nhiều người biết đến.

Thứ hai:Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tổng Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như máy móc thiết bị chưa đồng bộ và hiện đại, nguồn nhân lực cần phải bổ sung và đào tạo lại, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý vẫn đang ở giai đoạn ổn định và hoàn thiện có tác động ít nhiều đến hiệu quả hoạt động chung của Tổng Công ty.

Thứ ba: Để tiếp tục tăng trường và phát triển bền vững, Tổng Công ty cần phấn đấu giải quyết các hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công các giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng Công ty sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội và đối mặt với thách thức của nền kinh tế đất nước, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ tư: Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt, có rất nhiều vấn đề mà một doanh nghiệp đơn lẻ không thể làm được. Điều đó nghĩa là, trong khi phải ngày càng tham gia và thực hiện mở cửa theo các cam kết quốc tế, Nhà

Nước cần tranh thủ mọi khả năng có thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản nói riêng, giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào thị trường trong nước và thế giới.

Với nhưng nội dung về định hướng, mục tiêu và giải pháp chiến lược lớn, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội bản chiến lược này sẽ là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý và chỉ đạo điều hành hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai vì lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động và của toàn xã hội.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, những gì đạt được trong luận văn tác giả quan niệm mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, đóng góp những kết quả nhỏ bé vào sự phát triển và thịnh vượng của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.

Tµi liÖu tham kh¶o

1. Thanh Bình (2005), “Gánh nặng đầu vào- nỗi lo của các doanh nghiệp”, tạp

chí Thông tin Tài chính, (số 12), trang 4-5.

2. Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, Trung tâm Thông tin Kinh tế Xã hội Quốc Gia

(2004), “Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2005), “Yêu cầu khắt khe của chất lượng tăng trưởng”, trang

tin điệntử http://www.mof.gov.vn.

4. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.

5. Bạch Thụ Cường (2002),Bàn về cạnh tranh toàn cầu,nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.

6. Lê Đăng Doanh (2005), bài dịch “Đánh giá của diễn đần kinh tế thế giới về năng lực cạnh tranh của Việt nam”, Vietnam Economic Review, (số 72), trang

43-44

7. Nguyễn Quốc Dũng (2000), “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội.

8. Trang Đan (2003), “Yếu tố nào hạn chế khả năng cạnh tranh khi hội nhập”,

tạp chí Đầu tư chứng khoán, (số 186), trang 19.

9. Bùi Hữu Đạo (2003), “Hệ thống Quản lý Chất Lượng- Công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp”,tạp chí Thương Mại, (số 17), trang 6-7.

10. Trần Bảo Giốc (2006),“Làm thiết bị toàn bộ thực hiện tiến trình nội địa hoá”,

tạp chí Cơ Khí Việt Nam, (số 108), trang 10-14.

11. Hoàng Nguyên Học (2004),“Cơ chế và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, tạp chí Tài Chính, (số 1), trang

48-50.

12. Phạm Hùng (2006), Để phát triển mô hình tổng thầu EPC”, báo Công Nghiệp

13. Nguyễn Thị Hường (2004), “Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của

doanh nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí kinh tế và phát triển, (số 83),trang 41-43.

14. Đoàn Khải (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trước khi gia nhập WTO”, tạp chí Giáo Dục Lý Luận, (số 7),

trang 20-24.

15. Phillip Kotler, (1994),“Quản Trị Marketting”, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

16. Hà Văn Lê (2001), “Đổi mới quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế của Xi Măng Việt Nam”, luận án Tiến sỹ Kinh

Tế, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Đặng Thành Lê(2003), “Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,

(số 9), trang 32-48.

18. Đào Phan Long (2005), “Công nghiệp cơ khí trong quá trình đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, tạp chí Cơ Khí Việt Nam, (số

104), trang 14-16.

19. Hoàng Xuân Long (2005), “Về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở nước ta”, tạp chí Hoạt động khách hàng, (số 5), trang 27-28.

20. Vũ Tiến Lộc (2003), “Về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)