Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của TổngCôngtyĐầutưvà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 68)

2.1.2.1 Các nhân tố về nội lực. * Nguồn lực tài chính

Vốn là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình tài chính của Tổng Công ty được thể hiện trong biểu2.2.

Theo biểu 2.2, ta thấy quy mô vốn kinh doanh của Tổng Công ty tăng dần trong các năm, điều này cho thấy kết quả bước đầu những nỗ lực của Tổng Công ty trong việc huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài Tổng Công ty.

Bảng 2.4: Kết cấu tài sản và nguồn vốn

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

A. Tài sản 2.103.355 7.919.333 6.186.748

I.Tài sản lưu độngvà ĐTNH 1.150.656 6.060.778 3.875.657 Trongđó: Các khoản phải thu 53.784 1.437.335 941.211 II.Tài sản cố địnhvà ĐTDH 952.679 1.858.555 2.311.091

B. Nguồn vốn 2.103.335 7.919.333 6.186.748

I. Nợ phải trả 791.098 5.826.918 3.830.719

1. Nợ ngắn hạn 737.902 4.992.023 3.121.045

2. Nợ dài hạn 53.196 834.895 709.673

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.312.235 1.843.900 2.266.673

1. Vốn ngân sách 913.861 972.961 1.226.510

2. Vốn tự bổ sung 398.374 870.939 1.040.163

3. Vốn liên doanh 145.380 433.367 602.019

5. Nguồn vốn chủ SH khác 7.814 10.989 337.834

(Nguồn:PhòngKếToán -TổngCôngtyĐầutưvàPhát triểnnhàHàNội)

Trong đó phần lớn do Tổng Công ty tăng đầu tư cho các dự án, và đầu tư tài sản cố định, năm 2010 quy mô tài sản cố định bằng 242% so với năm 2008. Năm 2009 và 2010, Tổng Công ty tập trung các nguồn lực tăng đầu tư đặc biệt là lĩnh vực đầu tư các dự án bất động sản, bên cạnh đó Tổng Công ty đã quan tâm đến công tác thu hồi công nợ, thực hiện các chính sách tài chính một cách năng động, hợp lý, luôn đảm bảo đủ nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2cho thấy nợ phải trả của Tổng Công ty chiếm trên 73,5% tổng nguồn vốn vào năm 2009, dẫn tới hệ số nợ tương đối cao 0,73. Tình trạng nợ cao sẽ làm tăng lãi vay từ đó làm giảm kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, do vậy với các giải pháp hợp lý Tổng Công ty đã giảm tỷ lệ nợ vào năm 2010 và tiếp tục giảm vào những năm tiếp theo, nhưng vẫn cân đối đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

I.Kết cấu tài sản và nguồn vốn

1. Kết cấu tài sản

- Tài sản cố định / Tổng tài sản 47,3% 12,7% 21% -Tài sản lưu động / Tổng tài sản 54,7% 76,5% 62,6% 2. Kết cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 37,6% 73,5% 61,9% -Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổngnguồn vốn 62,3% 23,2% 36,6%

II. Tình hình tài chính

1. Hệ số nợ/ Tổng nguồn vốn 0,37 0,73 0,61

2. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định 1,09 0,79 0,56

3.Khả năngthanhtoán tổngquát 1,21 1,18 1,15

(Nguồn:PhòngKếToán - TổngCôngtyĐầutưvàPháttriểnnhàHàNội)

Qua những số liệu tài chính ở trên cho chúng ta thấy số nợ phải thu của Tổng Công ty cũng tương đối lớn, nhất là năm 2009 quy mô các khoản phải thu chiếm 23,7% tài sản lưu động. Tuy tình hình đã được khắc phục dần sau mỗi năm, song số phải thu vấn còn tương đối cao vào năm 2010, điều này thể hiện những khó khăn tạm thời cho Tổng Công ty.

Phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nộitương đối lành mạnh, nhưng cơ cấu vốn còn nhỏ so với nhu cầu và quy mô sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới, vấn đề đảm bảo nguồn lực tài chính đủ mạnh cho duy trì năng lực sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty là một bài toán cần có lời giải đáp.

* Thiết bị và công nghệ

Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của Tổng Công ty.

Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm thì máy móc thiết bị là phương tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. Tùy thuộc vào tình trạng của máy móc thiết bị và mục tiêu cạnh tranh mà Tổng Công ty sẽ lựa chọn phương án đổi mới công nghệ sao cho thích hợp.

Do đặc thù hoạt động SXKD của Tổng Công ty chủ yếu là Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và nhà ở, do vậy công tác xây dựng chủ yếu là tổ chức thi công xây dựng các công trình nhà cao tầng, nên máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp là một trong những nguồn nội lực quan trọng để đảm bảo năng lực cạnh tranh khi đấu thầu cũng như đảm bảo được chất lượng, tiến độ của những dự án do Tổng Công ty làm Chủ đầu tư, cũng như các công trình do Tổng Công ty nhận thầu xây lắp. Hiện nay lực lượng máy móc thiết bị thi công của Tổng Công ty tương đối hiện đại gồm các thiết bị thi công nhà cao tầng như: Cẩu tháp, Vận thăng lồng, Giàn giáo, Cốp pha định hình, Cốp pha trượt, ô tô tự đổ, máy ủi, máy đào, máy khoan cọc nhồi, máy xử lý nền móng các loại,… Các thiết bị thi công bê tông, như Trạm trộn bê tông thương phẩm, các xe vận chuyển bê tông, máy bơm bê tông các loại,… Các thiết bị sửa chữa, đo kiểm chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng và các thiết bị thí nghiệm khác.

Thoạt nhìn nguồn lực máy móc thiết bị và công nghệ, Tổng Công ty có lực lượng máy móc thiết bị khá lớn. Tuy nhiên số máy móc thiết bị đó được dàn trải tại các đơn vị thành viên đang tham gia xây dựng tại hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước.(Xem phụ lục 2)

Về mặt giá trị, năm 2006, tổng giá máy móc thiết bị của Tổng Công ty là 12.997 triệu đồng, sau những nỗ lực đầu tư tăng năng lực sản xuất, đến năm 2010 tổng giá trị máy móc thiết bị là 207.880 triệu đồng, tăng gần 16 lần và chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

Bảng 2.6: Tình hình đầu tư tài sản cố định trong 3 năm 2008-2010

(Đơn vị tính: Triệu đồng) STT LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2008 2009 2010 Tổng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 6.259 154.663 104.178 265.100 2 Máy móc thiết bị 12.580 99.161 96.139 207.880 3 Phương tiện vận tải 13.379 47.504 37.960 98.843 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 3.219 8.884 7.576 19.679

Tổng 35.437 310.212 245.853 591.502

(Nguồn:PhòngKếToán-TổngCông tyĐầutưvàPháttriểnnhàHàNộii)

Trong các máy móc thiết bị được mua, một số máy đã qua sử dụng, còn lại đều là các máy mới 100% sản xuất tại các nước như Nhật Bản, Italia, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu. Tuy nhiên theo biểu 2.5, các thiết bị vẫn có hệ số hao mòn khá lớn, cho thấy năng lực sản xuất thực tế của Tổng Công ty chưa tăng được nhiều. Nhìn chung trang thiết bị hầu hết thuộc các thế hệ cũ, trình độ công nghệ thấp gây nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình xây dựng do Tổng Công ty HANDICO đảm nhiệm.

Mặc dù Tổng Công ty vẫn được coi là có nhiều tiềm năng về đầu tư kinh doanh bất động sản và đặc biệt là khả năng thi công các công trình nhà cao tầng, song những kết quả đã và đang đạt được trong thời gian qua là sự cố gắng của tập thể và lãnh đạo Tổng Công ty HANDICO. Vì vậy, năng lực cạnh tranh mặc dù có nhưng sẽ không đảm bảo mạnh và bền vững. Việc lập kế hoạch chiến lược đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ mới là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Một kế hoạch chiến lược khoa học, sát thực tế, phù hợp với nhu cầu, với năng lực về kỹ thuật, về

con người về tài chính và việc tổ chức thực hiện sát sao mới đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty trong thị trường ngày càng khắc nghiệt và cơn lốc cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

* Nguồn nhân lực

Kể từ khi thành lập tới nay, trong quá trình đổi mới và ổn định tổ chức, Tổng Công ty luôn quan tâm đến nguồn nhân lực bởi đây là nguồn gốc của sự thành công. Để có thể hoàn thành tốt mọi yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên tại Công ty Mẹ và các công ty thành viên ngày càng khoa học và hợp lý hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực của Tổng Công ty là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Quản lý đầu tư, thi công nhà cao tầng đặc biệt là Quản lý vận hành sau đầu tư đối với các khu đô thị mới, các khu chung cư cao tầng.

Hiện nay Tổng Công ty có 15.000 lao động theo biên chế (hợp đồng chính thức), trong đó Tổng Công ty trực tiếp quản lý 5000 lao động. Về trình độ có 29 người có trình độ trên đại học, chiếm 0,0058%, trình độ đại học và cao đẳng là 3.416 người, chiếm 22,7%. Số lao động đã qua đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật là 11.555 người, chiếm 77%. Các tỷ lệ trên còn thấp so với tổng số lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, và đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với yêu cầu công việc. Hàng năm Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đều có chế độ khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn tùy điều kiện từng đơn vị theo định hướng chung về nhân lực của Tổng Công ty. Tổng Công ty đã mạnh dạn đưa một số cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nước ngoài, tổ chức các lớp đào tạo tay nghề nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Đứng trước tình hình và những nhiệm vụ cấp bách phải hoàn thành Tổng Công ty đã bố trí lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đủ để làm nòng cốt trên các công trình đồng thời kết hợp lực lượng lao động tại chỗ của địa phương để kịp thời phục vụ thi công những giai đoạn căng thẳng. (Năm 2010 Tổng Công ty đã sử dụng trên 10.000 lao động hợp đồng thời vụ tại các địa phương). Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của cán bộ điều hành nhưng cũng cho thấy nhu cầu cần tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng của Tổng Công ty là rất cấp thiết.

Bảng 2.7 Tình hình lao động của Tổng Công ty trong 3 năm 2003 - 2005

(Đơn vị tính: Người)

STT

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEOTRÌNH ĐỘ

ĐÀO TẠO

2008 2009 2010

1 Công nhân kỹ thuật 5195 5677 5828

2 Trung cấp 420 527 643

3 Cao đẳng 47 47 50

4 Kỹ sư- Cử nhân 841 921 1087

5 Trên đại học 11 11 15

6 Chưa qua đào tạo 176 117 117

Tổng 6690 7300 7740

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội)

Nhìn chung, nguồn nhân lực của Tổng Công ty HANDICO còn thiếu hụt rất nhiều, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể về chiến lược tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên không thể vội vàng mà cần sàng lọc, tuyển dụng trên cơ sở có những tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng, căn cứ vào mục tiêu phát triển, sự đòi hỏi của trình độ công nghệ và thiết bị, tránh tình trạng nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu dẫn tới lãng phí và không tận dụng hết tiềm năng của lao động.

2.1.2.2. Đặc điểm môi trường kinh doanh của Tổng Công ty.

Việc phân tích môi trường ngành và môi trường kinh tế xã hội chung cho thấy rằng các yếu tố môi trường đang và sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho Tổng Công ty HANDICO trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Yếu tố Cơ hội Thách thức Chính sách và pháp luật - Quyết định thí điểm thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế Nhà nước - Quyết đinh thành lập 2 tập đoàn ĐT&PT nhà Việt Nam HUD và tập đoàn CNXD Việt Nam NIC.GRUOP

- Quan tâm đến xây dựng nhà ở XH

- Khống chế và hạn mức tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu công

- Thông qua Nghị quyết thí điểm cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, có khoảng 10.000 đối tượng đủ điều kiện mua nhà theo Nghị quyết này.

- Quy hoạch phát triển vùng thủ đô Hà Nội - Làm rõ các mô hình nhà ở theohướng hiện đại, bền vững và môi trường sinh thái.

- Quan tâm phát triển các dự án nhà ở cung cấp quỹ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người thu nhập

- Khai thác, phát triển dịch vụ cung cấp nhân công và lao động. - Khai thác thế mạnh là quỹ đất để đầu tư xây dựng các chức năng đô thị còn thiếu như Xây dựng các thành phố vệ tinh hỗ trợ đô thị trung tâm;

- Khai thác thế mạnh từ các vùng sinh thái để tạo một đô thị sinh thái và bền vững.

- Khai thác các dự án xây dựng trên các tuyến đường cao tốc nối các đô thị vệ tinh.

- Phát triển thị trường BĐS.

- Cơ hội nhận được sự ưu tiên của thành phố HN - Cơ hội tăng khách hàng lớn, có thu nhập cao mua các Dự án số 5 Thành Công, Giảng Võ… - Có rất nhiều cơ hội đầu tư tại thị trường Hà Nội - Trung tâm kinh tế xã hội, tiềm năng bất động sản lớn của cả nước.

- Là một đơn vị của Hà Nội, thực hiện các nhiệm

- Lập đề án lên tập đoàn kinh tế và lựa chọn mô hình tổ chức cũng như các thành viên của tập đoàn ra sao cho phù hợp.

- Chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của ngành xây dựng và đầu tư kinh doanh BĐS ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn

- Thủ tục đầu tư thực hiện dự án còn nhiều phức tạp và mất nhiều thời gian. - Khó đẩy mạnh công tác đền bù giải tỏa nên có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp.

- Các công ty đầu tư kinh doanh BĐS trong nước và ngoài nước ngày càng cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn để thực hiện dự án

- Thách thức trong công tác đào tạo nguồn nhân

thấp, lao độngdịchcư, sinh viên

- Luật pháp chưa cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh BĐS

- Qui hoạch đô thị phát triển phía tây Hà Nội - Luật và các văn bản dưới luật đâng dần ổn định và hoàn thiện

- Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất (25%) áp dụng từ 2010 - Quy định mới không cho phép doanh nghiệp chuyển nhượng dự án để tạo vốn - Cho phép DN bán 20% nhà không quan sàn BĐS

vụ chính trị của Hà Nội nên có nhiều cơ hội xin quỹ đất đầu tư dự án nếu có các kế hoạch dự án tốt.

lực, giữ người giỏi - Giải phóng mặt bằng phức tạp, công kềnh và chi phí cao khiến giá thành sản phẩm cao hơn.

Yếu tố kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế dương trong điều kiện khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu

- Lạm phát cao và có nguy cơ quay trở lại

- Lãi suất ngân hàng cao do qui định xóa bỏ lãi suất trần

- Xác định khung giá đất tinh thuế sử dụng đất cao - Chính sách kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ khiến các ngân hàng cạnh

- Những công ty của nhà nước vẫn có lợi thế trong việc huy động vốn từ - Liên kết liên với một DN trong nước, mở ra cơ hội liên doanh liên kết - Nếu khai thác lĩnh vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)