1. Tổng quan về QoS
1.3. Các tham số của QoS
- Latency : Độ trễ khi truyền gói tin qua mạng - Loss : Độ mất gói
- Jitter : Giá thay đổi của độ trễ các gói tin - Throughput : thông lượng của mạng - Availability : Độ khả dụng của mạng
Latency
Trễ và latency thuộc cùng một nhóm, chỉ số thời gian để truyền tải một bit qua mạng từ nguồn tới đích. Hay nói theo cách khác thì latency là thời gian mà mạng lưu trữ gói tin khi truyền nó. Hệ thống có thể chỉ là thiết bị đơn giản như một router, hay là tập hợp các router và đường truyền. Trễ được tạo ra do khoảng cách truyền, các lỗi, lỗi khôi phục, tắc nghẽn, khả năng xử lý của mạng bao gồm truyền dẫn và các nhận tố khác. Tóm lại latency đầu cuối là sự kết hợp của trễ truyền dẫn thông qua mỗi kết nối và trễ xử lý tại mỗi router.
Có nhiều dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thời gian thực như truyền thông thoại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trễ. Truyền thông tương tác gặp khó khăn khi độ trễ vượt quá 100 – 150 ms. Do khi trễ vượt quá 200ms, người sử dụng sẽ thấy ngắt quãng và đánh giá chất lượng thoại ở mức thấp. Có nhiều thành phần gây trễ trong mạng cần được tìm hiểu : trễ đóng gói, trễ hàng đợi, và trễ lan truyền.
Là lượng thời gian thực hiện mã hoà, giải mã để chuyển đổi hai chiều giữa tương tự và số, thời gian thực hiện đóng gói và mở gói (xử lý tín hiệu số thành gói và ngược lại)
- Trễ lan truyền :
Là lượng thời gian để thôgn tin truyền liên kết là dây đồng, sợi quang hay không dây. Nó là hàm của tốc độ ánh sáng.
- Trễ hàng đợi :
Được áp đặt vào các gói các điểm tắc nghẽn trong lúc nó phải chờ đợi cho tới khi được xử lý trong khi các gói khác được chuyển qua chuyển mạch hay dây dẫn. Hay nói cách khác đây là thời gian gói tin chờ trong hàng đợi để đợi đến lượt mình được xử lý.
Mất gói tin (Loss)
Khi các gói truyền trong mạng không đến được phía thu, ta gọi đó là hiện tượng mất gói. Đây cũng là một tham số quan trọng của QoS. Nó thường xảy ra khi xuất hiện tắc nghẽn trên đường truyền các gói, làm cho bộ đệm của router bị tràn. Việc mất gói này gây ra mất mát thông tin phía thu, tạo ra trễ khi phải truyền lại các gói bị mất hay truyền thôgn tin thông báo. Điều này làm giảm các giá trị của ứng dụng đa phương tiện và thậm chí gây tắc nghẽn trong mạng. Thường thì độ mất gói ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ IP telephone/VoIP hơn là các dịch vụ dữ liệu. Do trong khi truyền thoại thì việc mất nhiều gói hay bit gây hiên tượng nhảy thoại gây khó chịu cho người sử dụng. Trong truyền dữ liệu việc mất nhiều bit hay gói gây hiện tượng không đều nhất thời trên màn hình, song hình ảnh video sẽ nhanh chóng được xử lý như trước. Tuy nhiên nếu việc mất gói xảy ra theo dây truyền thì chất lượng của việc truyền dẫn sẽ xuống cấp. Tỉ lệ mất gói nhỏ hơn 5% cho chất lượng tối thiểu và 1% cho chất lượng liên đài.
Jitter
Jitter là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau trong cùng một dòng lưu lượng. biến động trễ có tần số cao gọi là các jitter, còn biến động trễ có tần số thấp gọi là wander. Jitter chủ yếu là do thời gian xếp hàng của các gói liên tiếp trong một luồng và là vấn đề quan trọng nhất của QoS. Các loại lưu lượng thời gian thực (như thoại) thường chịu được jitter. Khác biệt trong thời gian đến của gói gây ra sự lên xuống của thoại. Tất cả các hệ thống truyền tải đều có jitter. Khi jitter nằm trong khoảng dung sai được định nghĩa trước thì nó không ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Khi jitter quá nhiều có thể được xử lý bằng bộ đệm, song nó lại làm tăng trễ bộ đệm. Jitter phải nhỏ hơn 60ms (cho chất lượng trung bình ), 20 ms cho chất lượng trung kế.
Là tốc độ luồng thông tin qua mạng (đơn vị kbps, bps,…). Bình thường trong môi trường mạng LAN, băng thông càng lớn càng tốt. Đối với từng loại mạng khách nhau cho phép tốc độ luồng thông qua và kích thước gói tin khác nhau.
Availability
Là tỉ lệ thời gian mạng hoạt động. Độ khả dụng đạt được thông qua sự kết hợp của độ tin cậy thiết bị với khả năng sống của mạng. Độ khả dụng là một tính toán chính xác suất.