Ưu điểm của MPLS/VPN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLSVPN (Trang 42)

1. Giới thiệu MPLS

2.3.4.Ưu điểm của MPLS/VPN

- Khả năng mở rộng : MPLS VPN cho phép khả năng mở rộng và phát triển mạng lớn. Có thể có hàng chục nghìn kết nối VPN qua mạng chung. MPLS VPN sử dụng cơ chế ngang hàng và kiến trúc kết nối vô hướng lớp 3 cho phép nâng cao khả năng mở rộng mạng.

- Bảo mật : MPLS VPN có tính bảo mật cao, tương tự như các VPN có hướng

(ATM hoặc Frame Relay). Các gói trong VPN này không thể truyền sang VPN khác. Bảo mật được thiết lập tại biên của mạng, cho phép các gói nhận được từ khách hàng sẽ được truyền theo đúng VPN đã cho. Trong mạng backbone, lưu lượng VPN sẽ được giữ riêng.

- Tạo / Xoá VPN đơn giản : Các VPN có thể được thêm hoặc bớt dễ dàng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Việc này được thực hiện bởi người quản trị.

- Mềm dẻo trong việc tạo địa chỉ : Do mỗi khách hàng có VPN riêng, nên mỗi

khách hàng có thể tự thiết kế dải địa chỉ riêng, độc lập với khách hàng khác. Các khách hàng ở đầu xa thuộc cùng VPN sẽ kết nối được với nhau.

- Kiến trúc mở : cho phép nhiều nhà cung cấp kết nối, và nhiều thiết bị của hãng khác nhau kết nối.

- Mạng MPLS hỗ trợ QoS mềm dẻo.

- Tập trung các loại dịch vụ : VPN xây dựng trên layer 3, cho phép truyền tải

nhiều loại dịch vụ từ phía khách hàng qua mạng.

Tổng kết chƣơng

Trong chương này trình bày một số khái niệm cơ bản về MPLS và VPN, quá trình định tuyến chuyển gói tin trong mạng MPLS và VPN. Cấu trúc và các loại gói tin MPLS, phương thức đóng gói tin trong mạng giúp hiểu rõ hơn phương thức hoạt động của mạng MPLS. Chương này cũng giới thiệu về các giao thức cơ bản của MPLS như giao thức phân phối nhãn (LDP), giao thức dành trước tài nguyên, giao thức BGP. Phương thức hoạt động của MPLS VPN, tính bảo mật và những ưu điểm, nhược điểm của mạng MPLS VPN. Chính những ưu điểm của mạng MPLS VPN như : khả năng mở rộng, tạo VPN đơn giản, kiến trúc mềm dẻo,…là lý do khiến mạng MPLS VPN ngày càng chiếm ưu thế hơn so với các mạng khác.

CHƢƠNG 2

Giới thiệu chung về QoS

Hiện nay lưu lượng trong mạng rất phong phú và đa dạng, mỗi kiểu lưu lượng có một yêu cầu riêng về băng thông, độ trễ, độ mất gói tín, và độ tin cậy. Bên cạnh đó, mạng IP best effort có giao thức IP được thiết kế một cách tin cậy, không để ý đến thời gian truyền, chỉ thích hợp với các mạng độ tin cậy cao. Do đó trong các mạng phức tạp sẽ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Với sự bùng nổ của mạng Internet, sự phát triển của một số mạng mới, kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng dịch vụ, tính đa dạng của các loại dịch vụ cũng là yêu cầu cấp thiết. Do đó việc nghiên cứu về “Chất lượng dịch vụ” QoS (Quality of Service) là điều cần thiết đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong mạng MPLSVPN (Trang 42)