Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phác đồ paclitaxel + carboplatin trong điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại bệnh viện ung bướu Hà Nội (2006 - 2009) (Trang 56)

Trong 4 nhóm triệu chứng gặp ở UTPQP thì các triệu chứng về hô hấp là hay gặp nhất. Song hành với các triệu chứng hô hấp là nhóm triệu chứng chèn ép. ở giai đoạn muộn các hội chứng cận u, các triệu chứng toàn thân chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Trong các triệu chứng hô hấp, ho và khạc đờm là triệu chứng th−ờng gặp và rất quan trọng trong UTPQP nh−ng tiếc rằng khó phân biệt đ−ợc ho do ung th−, do hút thuốc hay bệnh lý cấp và mãn tính của phổi nh− COPD(Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính). Ho khạc đờm có khái huyết có lẽ là dấu hiệu rõ rệt nhất của UTPQP nhất là trên 1 nam giới hơn 50 tuổi có tiền sử hút thuốc.

Triệu chứng hô hấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 82,2% t−ơng đ−ơng với kết quả báo cáo về ghi nhận UTP của bệnh viện K (KC - 10/06) là 83,8%[1]. Tỷ lệ biểu hiện của triệu chứng hô hấp ở các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh H−ơng là 74,4% [11], thấp hơn nghiên cứu của chúng tôị Điều này có thể giải thích là bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi gồm những bệnh nhân ở giai doạn muộn (IIIB-IV).

Đau ngực là triệu chứng th−ờng gặp có thể xảy ra sớm nh−ng mơ hồ, ở giai đoạn muộn biểu hiện rõ rệt do khối u phổi xâm lấn tổ chức xung quanh, thành ngực, màng phổị Đây cũng là triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân đến khám. Triệu chứng đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 78,4%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Tô Kiều Dung (2003-2004) đau ngực chiếm 79,6%[4], Vũ Văn Vũ (2001 - 2002) tần suất đau ngực chiếm 82,5% [19].

Đau khớp và ngón tay dùi trống là các triệu chứng của hội chứng Pieere Marie không điển hình, là hội chứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hội chứng cận u [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi hội chứng này chiếm tỷ lệ 26,7%. Có

Hội chứng Pancost Tobias chiếm tỷ lệ 6,7% th−ờng ở những tr−ờng hợp u lớn ở vùng đỉnh phổi có xâm lấn thành ngực và x−ơng s−ờn.

ở giai đoạn muộn triệu chứng toàn thân nh− sốt, sút cân trở nên rõ rệt hơn, thậm chí là triệu chứng khiến một số bệnh nhân đến khám bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sút cân là 57,8%, cao hơn của tác giả Nguyễn Thị Minh H−ơng (2005) là 47,6% [11]. Hoàng Trọng Tùng (2006) là 40%

[15]. Sở dĩ tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn là vì bệnh nhân của chúng tôi ở giai đoạn muộn kèm theo suy giảm miễn dịch và nhiễm khuẩn, ch−a kể đến yếu tố gây sốt từ ụ Sút cân có thể do hội chứng chuyển hoá liên quan đến khối u hay thứ phát do khó nuốt, nôn, chán ăn.

Triệu chứng toàn thân cũng đ−ợc đánh giá bằng chỉ số Karnofski tr−ớc và sau điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số KPS từ 80% - 90% chiếm tỷ lệ 68,9%, chỉ số KPS < 80% chiếm 13,3% thể hiện sự ảnh h−ởng của bệnh tới sinh hoạt hàng ngàỵ Đây cũng là mục tiêu để phác đồ hoá chất h−ớng tới, đó là cải thiện chất l−ợng cuộc sống của bệnh nhân giai đoạn muộn, tăng chỉ số Karnofski hay tối thiểu là giữ ổn định.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 3 bệnh nhân (6,7%) đến viện vì sờ thấy hạch và 1 tr−ờng hợp đ−ợc phát hiện tình cờ qua chụp XQ (2,2%). Theo ARa A Vaporcian (2001) tỷ lệ phát hiện tình cờ là 5% [53], Bùi Chí Viết (2004) là 5,6% [19]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của các tác giả khác do chúng tôi chỉ nghiên cứu ở giai đoạn IIIB và IV. Đây cũng là điều ngạc nhiên vì ở giai đoạn muộn nh−ng bệnh nhân lại không có triệu chứng. Điều đó chứng tỏ UTP tiến triển nhanh, âm thầm với các triệu chứng mờ nhạt, không điển hình.

Khá nhiều bệnh nhân đến với chúng tôi với các triệu chứng di căn: Đau do di căn x−ơng, liệt nửa ng−ời do di căn não, khó thở trong di căn 2 phổi và cả những tr−ờng hợp không có triệu chứng. Nhiều bệnh nhân di căn ở nhiều vị trí khác nhau, tình trạng di căn đ−ợc phát hiện với sự giúp đỡ của các ph−ơng pháp chẩn đoán hình ảnh nh− xạ hình x−ơng, MRI sọ não, CT scanner lồng ngực.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phác đồ paclitaxel + carboplatin trong điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại bệnh viện ung bướu Hà Nội (2006 - 2009) (Trang 56)