9. Cấu trúc của luận văn
2.5. Phương pháp sử dụng BĐKN trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất
niệm Sinh học. Các bản đồ này có thể được biến dạng khác nhau (BĐKN dạng hoàn chỉnh, dạng khuyết, dạng câm, dạng hỗn hợp…) sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học như:
+ Dạy kiến thức mới
+ Củng cố, hoàn thiên kiến thức + Kiểm tra đánh giá
Ví dụ cụ thể về các kiểu BĐKN sẽ được thể hiện cụ thể trong mục 2.5
2.5. Phương pháp sử dụng BĐKN trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng và năng lượng
2.5.1. ử ụng BĐ trong khâu y kiến thức mới
2.5.1.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các khái niệm trên bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận
Ví ụ 2: Bản đồ khái niệm “Hô hấp TV”
Hình 2.9: Hô hấp ở TV
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ * Hệ thống câu hỏi
- Hô hấp ở TV diễn ra ở đâu? Tại sao?
- Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình là gì?
- Con đường diễn ra hô hấp? Các diễn biến trong các con đường đó?
- Ở TV có thể xẩy ra hô hấp sáng, vậy hô hấp sáng là gì? Ảnh hưởng của nó đến TV như thế nào?
Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các KN trong bản đồ
Học sinh dựa vào bản đồ đã cho, sơ đồ GV cung cấp để trả lời các câu hỏi Bước 4: Giáo viên kết luận
- Hô hấp diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể TV vì ở TV chưa có cơ quan hô hấp chuyên trách
- Nguyên liệu của quá trình hô hấp: 02, chất hữu cơ (tinh bột) - Sản phẩm: CO2, H2O, ATP
- Hô hấp diễn ra qua 2 quá trình
* Hô hấp kị khí ( diễn ra ở tế bào chất ) gồm:
+Đường phân: phân giải Chất hữu cơ thành axitpiruvic
+Lên men: Khi MT không có 02, axitpiruvic bị lên men thành axit Lactic, hoặc rượu Etilic và CO2
* Hô hấp hiếu khí ( diễn ra ở ti thể ) gồm:
+ Chu trình Crep: Trong MT có 02, axitpiruvic chuyển thành Acetyl CoA và bị oxi hóa thành CO2, FADH2, NADH
+ Chuỗi truyền điện tử: FADH2, NADH vào chuỗi truyền điện tử bị oxi hóa thành ATP và giải phóng H2O
- Ở TV C3 có thể xẩy ra hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi, giải phóng CO2 ngoài ánh sáng, gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
* Hình ảnh
Hình 2.11: Con đường hô hấp
2.5.1.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ
Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Ví ụ 3: Bản đồ khái niệm Quang hợp TV
Hình 2.12: BĐKN (dạng khuyết) Quang hợp ở TV
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh * Hình ảnh
Hình 2.14: Cấu tạo của lá cây
Hình 2.15: Cấu tạo của lục lạp
* Hệ thống câu hỏi - Định nghĩa quang hợp?
- Quang hợp xẩy ra ở đâu? Cơ quan đó có cấu tạo ra sao? - Quang hợp gồm những pha nào? Các pha đó diễn ra ở đâu? - Vai trò của quá trình quang hợp?
Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Hình 2.16: BĐKN ( hoàn chỉnh) Quang hợp ở TV
2.5.1.3. Sử dụng BĐKN dạng câm
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ
Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Ví ụ 4: Bản đồ khái niệm uá trình cân bằng nội môi
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ khái niệm Cân bằng nội môi.
Nhánh Các khái niệm Các từ nối I - Định nghĩa - duy trì sự ổn định II - Bộ phận tiếp xúc - Cơ quan thụ cảm - Thụ thể - ung thần kinh
- có sự tham gia của - hình thành
- truyền về
III
- Bộ phận điều khiển - Tuyến nội tiết - Hệ thần kinh - Hoocmon - Tín hiệu thần kinh - gồm - đến - gửi đi IV - Bộ phận điều khiển - Gan, phổi, tim, mạch… - Hành động
- gồm - đưa ra
V - Ý nghĩa - giúp
Hình 2.17: BĐKN ( câm) Cân bằng nội môi
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh * HS quan sát hình vẽ SGK 86
Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Hình 2.18: BĐKN (hoàn chỉnh) Cân bằng nội môi
2.5.2. ử ụng BĐ trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức
2.5.2.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận
Ví ụ 5: Bản đồ khái niệm Hô hấp ĐV
Hình 2.19: BĐKN (hoàn chỉnh) Hô hấp ở ĐV
Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ
Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận2.5.2.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết
Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh
Ví ụ 6: Bản đồ khái niệm uá trình uang hợp TV C3
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm (dạng khuyết) Quang hợp ở TV C3
Hình 2.20: BĐKN ( dạng khuyết) Quang hợp ở TV C3
Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ
Hình 2.21: BĐKN ( hoàn chỉnh) Quang hợp ở TV C3
2.5.2.3. Sử dụng BĐKN dạng câm
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ. Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh.
Ví ụ 7: Bản đồ khái niệm uá trình hấp thụ nước và ion khoáng TV
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm từ nối và cấu trúc bản đồ. * Cấu trúc bản đồ khái niệm
Hình 2.22: BĐKN (câm) Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
* Hệ thống từ nối và khái niệm
Nhánh Các khái niệm Từ nối
III. Con đường hấp thụ
- Gian bào
- Khoảng không gian giữa các TB và bó sợi Xenlulozo
- Đai Caspari
- Điều chỉnh nước qua TB - Tế bào chất
- TBC của tế bào - Mạch gỗ
- qua con đường - đi qua (2)
- có bản chất không thấm nước
II. Cơ chế hấp thụ - Thụ động - Nước - Thế nước cao - Thế nước thấp - Ion khoáng (2) - Nồng độ cao (2) - Nồng độ thấp (2) - Chủ động
- Tiêu tốn năng lượng
- nhờ cơ chế - là (2) - từ nơi (3) - đến nơi (3) I. Cơ quan hấp thụ - Rễ cây
- Cấu tạo hình thái - Sự phát triển - Rễ chính (2) - Rễ phụ (2) - Lông hút - Đỉnh sinh trưởng - Cây đứng vững, hấp thụ nước - Cây bám chắc, tăng hấp thụ nước - Cây lấy nước
- Rễ dài ra - Chiều rộng - Chiều sâu - cơ quan hấp thụ - có (2) - giúp (4) - theo - nhờ sự phát triển (2)
Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ
HS làm việc nhóm, dựa vào cấu trúc bản đồ khái niệm, các từ khóa, các từ nối và kiến thức đã học để hoàn chỉnh bản đồ
Hình 2.23: BĐKN (hoàn chỉnh) Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
2.5.3. ử ụng BĐ trong khâu kiểm tra, đánh giá
2.5.3.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm hoàn chỉnh Bước 2: Học sinh quan sát, phân tích bản đồ, nhận xét Bước 3: Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
Ví ụ 8: Bản đồ khái niệm uá trình tiêu hóa ĐV
Hình 2.24: BĐKN (hoàn chỉnh) quá trình tiêu hóa ở ĐV
Bước 2: Học sinh quan sát, phân tích bản đồ, nhận xét
HS dựa vào kiến thức đã được học, nhận xét về độ chính xác của bản đồ, đề xuất những cách khác để thể hiện nội dung đã cho
Bước 3: Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
2.5.3.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm dạng khuyết
Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh
Ví ụ 9: Bản đồ khái niệm uá trình vận chuyển các chất trong cây
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm dạng khuyết
Hình 2.25: BĐKN (dạng khuyết) Quá trình vận chuyển các chất trong cây
Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ
HS dựa vào cấu trúc bản đồ, các kiến thức đã được học để hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh
Hình 2.26: BĐKN (hoàn chỉnh) Quá trình vận chuyển các chất trong cây
2.5.3.3. Sử dụng BĐKN dạng câm
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ
Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp đáp án, cho điểm học sinh
Ví ụ 10: Bản đồ khái niệm mối uan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp TV
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm, từ nối và cấu trúc bản đồ * Hệ thống khái niệm và từ nối
Nhánh Các khái niệm Từ nối
I. Quang hợp - Lục lạp - H2O - C02 - Năng lượng MT - Diệp lục - 02 - diễn ra ở - cần - có - cần cho - tạo ra
- Chất hữu cơ
- Sự sống trên trái đất II.
Hô hấp
- Mọi cơ quan - H2O - C02 - 02 - Chất hữu cơ - Các hoạt động sống - tạo ra - diễn ra ở - cung cấp cho * Hình ảnh
Hình 2.27: Sơ đồ mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV
Hình 2.28: BĐKN (câm) Mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV
Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh bản đồ
HS dựa vào gợi ý giáo viên đưa ra (hình ảnh, hệ thống khái niệm và từ nối), dựa vào kiến thức đã học, hoàn chỉnh bản đồ
Hình 2.29: BĐKN (hoàn chỉnh) Mối quan hệ giữa Quang hợp và Hô hấp ở TV
2.5.4. H tự xây ựng BĐ
HS tự xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của GV, bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học sinh tự xác định khái niệm trọng tâm (KN giống), các khái niệm loài, tìm mối liên hệ giữa các khái niệm, từ đó tự xây dựng bản đồ khái niệm. Cách này có thể sử dụng trong khâu dạy bài mới.
* Yêu cầu
- HS phải nắm vững qui trình xây dựng BĐKN (đã trình bày ở mục 2.3) - Tự xây dựng BĐKN ở nhà theo yêu cầu của GV
Ví ụ 11: Bản đồ khái niệm guyên tố inh ưỡng khoáng
* Hướng dẫn của GV
- Đưa ra hệ thống các hoạt động để hướng dẫn học sinh xác định được khái niệm trọng tâm, mối liên hệ giữa các khái niệm.
* Hệ thống câu hỏi
- Có những loại nguyên tố dinh dưỡng nào? Dựa vào đâu để người ta phân chia như vậy? Kể tên các nguyên tố chính trong từng nhóm
- Những nguyên tố dinh dưỡng đó đóng vai trò gì trong cây? - Nêu nguồn cung cấp nguyên tố khoáng cho cây trồng?
* Nhiệm vụ của HS
- ác định được các khái niệm trọng tâm, mối liên hệ giữa các khái niệm để xây dựng bản đồ khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu liên quan để trả lời các câu hỏi, từ đó xác định các khái niệm trọng tâm và các từ nối phù hợp…
- Dựa vào những khái niệm và từ nối, sử dụng phần mềm Cmap Tools vẽ BĐKN
Hình 2.30: BĐKN (hoàn chỉnh) Nguyên tố dinh dưỡng khoáng
Ví ụ 12: H tự xây ựng BĐ Tu n hoàn ĐV
* Học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm theo yêu cầu của GV - ác định chủ đề, khái niệm trọng tâm: Hệ tuần hoàn
- ác định các khái niệm liên quan: Tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép, dịch tuần hoàn, tim, hệ mạch…
- Sắp xếp các khái niệm
- ác định các đường nối ngang
- Hiệu đính, hoàn thiện bản đồ (với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools) * Sản phẩm hoàn chỉnh của HS sau khi được GV góp ý
Hình 2.31: BĐKN (hoàn chỉnh) Hệ tuần hoàn của ĐV
* Qui trình sử dụng BĐKN do HS tự xây dựng để học kiến thức mới
- Bước 1: Học sinh làm việc nhóm thảo luận về BĐKN đã chuẩn bị trước ở nhà - Bước 2: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Bước 4: GV đưa ra kết luận, hoàn chỉnh bản đồ - Bước 5: Vận dụng
Kết luận chương 2: Chương 2 trình bày logic cấu trúc nội dung dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, các nguyên tắc, qui trình xây dựng, cách thức sử dụng phần mềm Cmap Tools để xây dựng hệ thống BĐKN Chương I, chương trình Sinh học THPT lớp 11. ây dựng được hệ thống BĐKN của chương sử dụng trong dạy bài mới, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá và quan trọng là GV đã hướng dẫn học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm cho bài học của mình.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm tra hiệu quả và tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng BĐKN vào dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, Sinh học 11 THPT
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Các bài thực nghiệm
Chúng tôi đã soạn 2 giáo án mẫu thể hiện phương pháp sử dụng BĐKN để đưa vào thực nghiệm sư phạm như sau: (xem phụ lục 1)
STT Tên bài dạy Số tiết
1 Bài 8: Quang hợp ở TV 1
2 Bài 12: Hô hấp ở TV 1
3.2.2. Đề kiểm tra thực nghiệm
Chúng tôi đã soạn 4 đề kiểm tra và đáp án để kiếm tra chất lượng học tập của HS trước và sau TN (xem phụ lục 2). Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp