Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học các khái niệm Sinh học ở cấp

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phần mềm CMAP TOOLS (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học các khái niệm Sinh học ở cấp

cơ thể, Sinh học 11 theo tiếp cận Sinh học hệ thống

* Về kiến thức

Sinh học 11 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức Sinh học ở bậc Trung học cơ sở và lớp 10. Sinh học 6 và Sinh học 7 chủ yếu đề cập phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan của ĐV và TV. Sinh học 8 đề cập giải phẫu sinh lí người. Sinh học 10 đề cập Sinh học ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và các chức năng sống trong phạm vi tế bào TV, ĐV và vi sinh vật. Sinh học 11 đề cập các hoạt động sống, các quá trình Sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quá trình Sinh học ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các quá trình Sinh học của cơ thể.

Mỗi chương trong Sinh học 11 được chia thành 2 phần: phần A – Sinh học cơ thể TV, phần B – Sinh học cơ thể ĐV. Mặc dù được chia làm 2 phần nhưng các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể TV và ĐV có những điểm chung/điểm tương đồng và có những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống chứng tỏ TV và ĐV có nguồn gốc thống nhất. Sự khác biệt trong các quá trình sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của TV và ĐV với môi trường sống.

Trong cơ thể TV và ĐV, giữa cấu tạo của các bộ phận (mô, cơ quan) phù hợp với chức năng.

Ở các cơ thể TV và ĐV (từ mức độ cơ thể có tổ chức thấp đến mức độ cơ thể có tổ chức cao), các cơ quan và hệ cơ quan thể hiện xu hướng tiến hóa về cấu tạo và chức năng thích nghi với môi trường sống…

Sự phụ thuộc của cơ thể TV và ĐV vào các điều kiện sống. Các thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể có thể làm thay đổi hoạt động của các cơ quan và hoạt

động của toàn cơ thể. Tuy nhiên, TV và ĐV đều có khả năng điều tiết, các hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

Liên hệ kiến thức đã học với một số hiện tượng tự nhiên có ở giới TV và ĐV, nhận thức được khả năng con người có thể chủ động điều tiết các hoạt động sống của động TV thông qua tác động lên các quá trình sinh lí của cơ thể.

Ứng dụng các kiến thức lí thuyết vào hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, và y học bảo vệ sức khỏe con người…

Chương trình Sinh học lớp 11 gồm 4 chương được thể hiện trong hình 2.1

Hình 2.1: Cấu trúc chương trình Sinh học

Trong đó mỗi chương đều gồm 2 phần, cụ thể như sau:

Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng (22 tiết)

Phần A - Từ bài 1-14 giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức cơ thể TV như: trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - hô hấp và ứng dụng trong việc tăng năng suất cây trồng.

Phần B - Từ bài 15-21 giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể ĐV, chủ yếu đề cập đến sự tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi.

Mục tiêu của chương:

- Nêu được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là cơ sở của sự sống.

- Nêu được hoạt động sống xẩy ra trong tế bào có mối liên quan, phụ thuộc với các hoạt động sống xẩy ra trong các tế bào khác của cơ quan và của các cơ quan khác trong một cơ thể TV và ĐV. ể ả & ể ả ộ ể

- Trình bày được quá trình trao đổi chất, vận chuyển và chuyển hóa vật chất trong cơ thể TV và ĐV.

- So sánh để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV và ĐV. Những nét giống nhau chính là những nét tương đồng trong các cơ chế, quá trình diễn ra ở cơ thể TV và ĐV. Những nét khác nhau chứng tỏ sự đa dạng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của sinh giới. Điều đó giúp hình thành ở học sinh quan điểm khoa học về thế giới sống.

Chương II. Cảm ứng (11 tiết)

Phần A – Cảm ứng TV, gồm 3 bài, từ bài 23-25, giới thiệu về hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).

Phần B – Cảm ứng ở ĐV, gồm 8 bài, từ bài 26-33, giới thiệu về cảm ứng, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, xinap và tập tính của ĐV.

Mục tiêu của chương:

- Nêu được cảm ứng là cơ sở của sự sống, giúp TV và ĐV tồn tại và phát triển. - So sánh để thấy được ĐV và TV đều có cảm ứng nhưng biểu hiện cảm ứng ở ĐV và TV là khác nhau. Sự khác nhau trong biểu hiện cảm ứng ở cơ thể TV và ĐV chứng tỏ sự đa dạng trong phản ứng thích nghi của sinh giới

Chương III. inh trư ng và phát triển (7 tiết)

Phần A - Sinh trưởng và phát triển của TV, gồm 3 bài, từ bài 34-36, giới thiệu về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp, hoocmon TV và sự phát triển của TV.

Phần B - Sinh trưởng và phát triển của ĐV, gồm 4 bài, từ bài 37-40 giới thiệu về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái, vai trò của hoocmon ĐV và ảnh hưởng của môi trường đối với sự sinh trưởng và phát triển của ĐV và người.

Mục tiêu của chương:

- Nêu được Sinh trưởng và phát triển là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu được cơ sở tế bào học của quá trình Sinh trưởng và phát triển ở TV và ĐV. - Phân biệt được sự khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của ĐV và TV.

- Nêu được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của ĐV và TV.

- Nêu được khả năng điều khiển sinh lí và phát triển nhằm tăng năng suất và cải thiện phẩm chất của cây trồng, vật nuôi và chăm sóc sức khỏe con người.

Chương IV: inh sản (8 tiết)

Phần A – Sinh sản ở TV, gồm 3 bài, từ bài 41-43, giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở TV, các phương pháp nhân giống vô tính.

Phần B – Sinh sản ở ĐV, gồm 4 bài, từ bài 44-47, giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở ĐV, cơ chế điều hòa sinh sản, điều khiển sinh sản ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

Mục tiêu của chương:

- Nêu được sinh sản là một trong những đặc điểm cơ bản của sự sống. - Nêu được bản chất của sinh sản vô tính và hữu tính.

- Lí giải được tại sao sinh sản vô tính và hữu tính đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài.

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh sản và hiểu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng kiến thức sinh sản vào thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch ở người.

* Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng thực hành, thí nghiệm như kỹ năng xác định cường độ thoát hơi nước ở lá, xác định vai trò của phân bón, xác định hướng trọng lực của cây, chiết rút lục lạp, chiết rút carotenoit, phát hiện hô hấp ở TV, đo một số chỉ tiêu sinh lí của người, kĩ năng giâm cành giâm lá, ghép cành, ghép chồi ở trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường hoặc trong thực tiễn sản xuất. Điều đó giúp học sinh phát triển tư duy thực nghiệm, nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu sinh lí ở những cá thể sinh vật khác nhau, từ đó khái quát thành những nhận xét, kết luận. Qua những bài thực hành, học sinh bước đầu làm quen với một số phương tiện và phương pháp thực nghiệm về sinh lí TV, sinh lí người và ĐV.

* Về thái độ

Qua các quá trình tiến hành thí nghiệm, ở vườn trường hay trong thực tiễn sản xuất, học sinh tự mình chứng minh được một số hoạt động sống của cơ thể TV và ĐV. Điều đó giúp học sinh củng cố được thế giới quan khoa học, tạo cho học sinh hưng thú tìm hiểu sự đa dạng trong hoạt động sống của thế giới sinh vật. Kiến thức lí

thuyết cùng các thí nghiệm thực hành giúp học sinh nhận thức được vai trò quan trọng không thể thiếu được của thiên nhiên, của môi trường từ đó hình thành nên thái độ yêu quí thiên nhiên, có ý thức lao động sản xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh xa những tệ nạn xã hội.

Như vậy, qua chương trình Sinh học 11, HS có những hiểu biết phổ thông, cơ bản hiện đại, thực tiễn về cơ thể TV, ĐV, có được những tri thức Sinh học hệ cơ thể như: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập. Từ đó, có ý thức vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống học tập và lao động, xây dựng ý thức và thói quen bảo vệ trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn về vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Trong “Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 2006 đã nêu đầy đủ các mục tiêu cụ thể cho chương trình, từ đó giáo viên thấy được những kiến thức trọng tâm cần đạt được của từng bài. Do đó, để dạy tốt Sinh 11, giáo viên cần chú ý đến các kiến thức trọng tâm đó, chú ý đến phương pháp dạy để hướng học sinh tới dấu hiệu chung thể hiện các đặc trưng sống của cơ thể TV và ĐV, tránh cách dạy đơn thuần giống như dạy Sinh lí học TV và ĐV, chú ý ở mỗi chương cần có phần mở đầu giới thiệu, hoặc có phần so sánh, tồng kết hệ thống hóa các dấu hiệu chung/điểm tương đồng thể hiện của các đặc trưng sống ở cả cơ thể TV và ĐV. Đó là hệ thống các khái niệm Sinh học ở cấp độ tổ chức sống cơ thể đa bào.

Các dấu hiệu chung thể hiện điểm tương đồng/tương tự của các đặc trưng sống ở cơ thể TV và ĐV trong chương trình được thể hiện trong bảng 2.1

Bảng 2.1. Các dấu hiệu chung thể hiện điểm tương đồng/tương tự của các đặc trưng sống ở cơ thể TV và ĐV trong chương trình Sinh học 11

Chương Dấu hiệu chung TV ĐV

- Thu nhận các chất từ môi trường (nước, ion khoáng, O2, CO2, chất dinh dưỡng…)

Bài 1: Sự vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

Bài 3: Thoát hơi nước

Bài 15-16: Tiêu hóa ở ĐV

Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Biến đổi các chất Bài 5-6: Dinh dưỡng Nito ở TV

Bài 15-16: Tiêu hóa ở ĐV

- Vận chuyển các chất Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Bài 18-19: Tuần hoàn máu

- Tổng hợp các chất và giải phóng năng lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 8: Quang hợp ở TV Bài 15-16: Tiêu hóa ở ĐV

- Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Bài 12: Hô hấp ở TV Bài 17: Hô hấp ở ĐV

- Thải các chất ra môi trường

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Bài 3: Thoát hơi nước Bài 12: Hô hấp ở TV

Bài 15-16: Tiêu hóa ở ĐV

Bài 17: Hô hấp ở ĐV Bài 18-19: Tuần hoàn máu

- Cân bằng nội môi Được lồng ghép trong các bài

Bài 20: Cân bằng nội môi Chương II. Cảm ứng - Thu nhận kích thích - Trả lời kích thích Bài 23-24: Hướng động - Ứng động Bài 26-27: Cảm ứng ở động vật Chương III. Sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng do sự phân chia tế bào. - Phát triển là những biến đổi trong đời cá thể làm xuất hiện các cơ quan mới, thực hiện chức năng mới.

- Sinh trưởng và phát triển đều trải qua hai giai đoạn: sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng; sinh

Bài 34: Sinh trưởng ở TV

Bài 36: Phát triển ở TV có hoa

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở ĐV

trưởng, phát triển sinh sản.

- Chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể

Bài 35: Hoocmon TV Bài 38-39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐV Chương IV. Sinh sản - KN sinh sản: Là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài - Sinh sản vô tính - Sinh sản hữu tính

Bài 41: Sinh sản vô tính của TV

Bài 42: Sinh sản hữu tính ở TV

Bài 44: Sinh sản vô tính của ĐV

Bài 45: Sinh sản hữu tính ở ĐV

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin đi sâu vào phân tích cấu trúc nội dung của chương “Chuyên hóa vật chất và năng lượng”.

* Mục tiêu bài dạy: Mục tiêu cụ thể của từng bài trong chương được trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Mục tiêu từng bài trong chương “Chuyên hóa vật chất và năng lượng”.

Tên bài Mục tiêu bài học

Bài 1: Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ

- Học sinh mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển. - Thành phần của dịch vận chuyển

- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển Bài 3: Thoát hơi

nước

- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của TV.

- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.

- Giải thích cơ sở khoa học các biện pháp kĩ thuật tạo điều kiện cho cây điều hoà thoát hơi nước dễ dàng.

- Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.

Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

- Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình của sự thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng và trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được.

- Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lý, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hoà tan.

Bài 5-6: Dinh dưỡng Nito ở TV

- Nêu được vai trò của nguyên tố nitơ trong đời sống của cây. - Trình bày được quá trình đồng hoá nitơ trong mô TV

- Nhận thức được đất là nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây. - Nêu được các dạng nitơ cây hấp thu từ đất

- Mô tả được quá trình chuyển hoá nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong đất thành dạng nitơ khoáng chất.

- Nắm được các con đường cố định nitơ trong tự nhiên và vai trò của chúng.

- Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng. Bài 7: Thực

hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm vai trò

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phần mềm CMAP TOOLS (Trang 33)